Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

TS. Nguyễn Thanh Bình báo cáo Seminar với chủ đề: "Developing a molecular model for predicting viscosity of alcohols its mixtures with non-polar compounds".

02/11/2023 11:13

Sáng ngày 2/11/2023 tại Văn Phòng Khoa Hóa, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, TS. Nguyễn Thanh Bình báo cáo Seminar với chủ đề: "Developing a molecular model for predicting viscosity of alcohols its mixtures with non-polar compounds".

Mục tiêu của nghiên cứu là phát triển một mô hình dự đoán độ nhớt của các hợp chất 1-alcohol cũng như hỗn hợp của rượu với các hợp chất không phân cực dựa trên lý thuyết quả cầu cứng. Khả năng dự đoán của mô hình sẽ được đánh giá trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ các nghiên cứu đã được công bố. Cũng trong nội dung đánh giá, khả năng dự đoán của mô hình sẽ được so sánh với hai mô hình bán lý thuyết khác, đó là mô hình kiểu McAllister và mô hình UNIFAC- VISCO. Mô hình kiểu McAllister thường được sử dụng để đánh giá sự tương quan giữa giá trị thực nghiệm với mô hình còn mô hình UNIFAC-VISCO thường được áp dụng trong công nghiệp, đặc biệt là công cụ mô phỏng trong nhiều lĩnh vực hóa học.

Mô hình được phát triển trong nghiên cứu (EHS) này cho kết quả dự đoán với độ lệch tuyệt đối trung bình là 1.85%, với giá trị độ lệch lớn nhất quan sát được là 10.9%. So với mô hình được phát triển trước đây, mô hình này không chỉ đã được mở rộng đến 1-Tetradecanol mà còn cho kết quả dự đoán tốt hơn. Đối với hỗn hợp chỉ chứa 1-alcohol, mô hình kiểu McAllister cho kết quả tốt nhất với giá trị độ lệch tuyệt đối trung bình là 1.26%, trong khi hai mô hình EHS và UNIFAC-VISCO đều cho kết quả dự đoán với giá trị độ lệch xấp xỉ nhau (khoảng 2.00%). So với mô hình được phát triển dựa trên lý thuyết quả cầu cứng, hai mô hình gồm McAllister và UNIFAC-VISCO được phát triển dựa trên lý thuyết tốc độ phản ứng đều không thể dự đoán tốt đối với hỗn hợp bất đối xứng cao, với chênh lệch số nguyên tử các-bon lớn hơn 7. Tuy nhiên, khi xem xét trên khía cạnh dự đoán đơn thuần, mô hình EHS được chứng minh là có khả năng dự đoán độ nhớt của các hỗn hợp bất đối xứng với giá trị độ lệch rất khích lệ, chỉ với việc sử dụng các thông số của hỗn hợp như khối lượng phân tử. Một ưu điểm khác của mô hình EHS so với hai mô hình McAllister và UNIFAC-VISCO là khả năng mở rộng ứng dụng của nó đối với các hỗn hợp công nghiệp nơi mà thành phần chi tiết của hỗn hợp thường ít được biết đầy đủ. Trong tương lai, nghiên cứu này sẽ tiếp được thực hiện mở rộng trên một số khía cạnh như sau: (1) nghiên cứu điều chỉnh quy tắc trộn lẫn các thông số đặc trưng của mô hình để có thể áp dụng trong trường hợp hỗn hợp chứa các cấu tử có bản chất khác nhau, (2) nghiên cứu phát triển mô hình dự đoán độ nhớt đối với các hỗn hợp trong công nghiệp.

Một số hình ảnh tại buổi Seminar

Tin và ảnh

HVT