Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN trao đổi nội dung hợp tác nghiên cứu với GS. Hiroshi Amano (Đại học Nagoya, đạt giải Nobel Vật lý năm 2014) và Công ty Fujikin Inc., Nhật Bản sau lễ ký kết MoU

02/11/2020 16:23

Chiều ngày 29/10/2020, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã có buổi trao đổi trực tuyến cùng với GS. Hiroshi Amano (Đại học Nagoya), đạt giải Nobel Vật lý năm 2014 và đại diện Công ty Fujikin Inc., Nhật Bản về một số nội dung hợp tác nghiên cứu trong thời gian đến.


Gần 30 giảng viên DUT tham dự buổi trao đổi nội dung hợp tác nghiên cứu với GS. Hiroshi Amano và Công ty Fujikin Inc., Nhật Bản

Tham dự buổi làm việc, về phía đối tác có GS. Hiroshi Amano (Đại học Nagoya, Nobel Prize 2014), Ông Nojima - CEO Fujikin Inc., Nhật Bản. Về phía Trường Đại học Bách khoa, có PGS.TS Nguyễn Đình Lâm – Bí thư Đảng ủy Nhà trường, Trưởng phòng Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế; PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Phan Minh Đức – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS Lê Thị Kim Oanh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TSKH Bùi Văn Ga – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT và gần 30 giảng viên có lĩnh vực nghiên cứu liên quan.

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Đoàn Quang Vinh bày tỏ sự vui mừng khi buổi họp đầu tiên giữa Nhà trường và Công ty Fujikin cùng GS. Hiroshi Amano được tổ chức chỉ hơn 1 tuần sau buổi lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Văn phòng Chính phủ (19/10).


PGS.TS Đoàn Quang Vinh Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu

GS. Hiroshi Amano đã giới thiệu đến Nhà trường thông tin về chương trình đào tạo sau đại học cho chuyên ngành mới – Điện tử tương lai, của Đại học Nayoga dành cho học viên trên toàn thế giới. Giáo sư cũng trình bày một số nghiên cứu đã và đang nghiên cứu như: sử dụng tia UV diệt virus corona; ô tô chạy bằng điện,… Giáo sư cũng bày tỏ mong muốn sẽ sớm đến Trường và trực tiếp làm việc với đội ngũ giảng viên của DUT sau dịch Covid-19.


GS. Hiroshi Amano mong muốn gặp và làm việc trực tiếp với đội ngũ giảng viên của DUT sau dịch Covid 19.

Giảng viên Trường Đại học Bách khoa cùng GS. Hiroshi Amano đã trao đổi một số vấn đề nghiên cứu về: Các loại Robot (bao gồm cả thiết bị bay không người lái); Thiết bị y tế tân tiến; Sử dụng nhiên liệu Hydro; Sử dụng nguồn nhiên liệu có thể tái sử dụng; Công nghệ mới sử dụng đèn LED độ sáng cao; Công nghệ mới liên quan đến viễn thông; Công nghệ mới liên quan đến đô thị thông minh (Smart City); Công nghệ vật liệu tiên tiến nhất (ống Carbon nano, graphen, các loại vật liệu nano khác…) & công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác liên quan đến phát triển bền vững.


GS.TSKH Bùi Văn Ga, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh các đề xuất nghiên cứu của phía đối tác rất phù hợp với năng lực giảng viên DUT

GS.TSKH Bùi Văn Ga, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh các đề xuất nghiên cứu của phía đối tác rất phù hợp với năng lực giảng viên DUT. Thầy khẳng định việc xây dựng Trung tâm nghiên cứu tại Đà Nẵng là sự lựa chọn đúng đắn của phía đối tác Nhật Bản. Qua đó giúp phát triển mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, đồng thời tạo cầu nối thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Trao đổi với GS. Hiroshi Amano, PGS. TS Phạm Cẩm Nam; GS.TSKH Bùi Văn Ga và TS. Nguyễn Hoàng Mai - đại diện các nhóm nghiên cứu của Nhà Trường đã trình bày và chia sẻ các nội dung nghiên cứu chuyên môn sâu. Bên cạnh đó, Nhà trường và Công ty Fujikin Việt Nam cũng đã thống nhất cao các nội dung hợp tác giữa hai bên, gồm: Năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió; Nông nghiệp Công nghệ cao; Smart City; E-learning; Thương mại hóa sản phẩm.

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN