Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN tổ chức tập huấn chuẩn biên mục “RDA - Mô tả và truy cập tài nguyên” - ấn bản tiếng Việt

15/03/2019 15:16

Biên mục mô tả tài nguyên thông tin là một khâu công việc quan trọng trong công tác xử lý phân tích tổng hợp tài liệu; nhằm lựa chọn những chi tiết đặc trưng của một tài nguyên và trình bày chúng theo những quy tắc nhất định giúp người dùng tin có những khái niệm về một tài nguyên trước khi tiếp xúc với tài nguyên đó trong thư viện. Việc chuẩn hóa biên mục mô tả luôn là yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo tính nhất quán và kiểm soát thống nhất các dữ liệu mô tả.

Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của các loại hình tài liệu, các chuẩn biên mục mô tả cũng thường xuyên được nghiên cứu, cập nhật và ứng dụng vào công tác biên mục thực tiễn tại các thư viện, cơ quan thông tin. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin số, chuẩn biên mục “RDA – Mô tả và Truy cập Tài nguyên” ra đời vào tháng 07/2010 – là một khung biên mục linh hoạt, có thể mở rộng cho mô tả nội dung tài nguyên số, đồng thời cũng phục vụ yêu cầu của các thư viện đang tổ chức tài nguyên dưới định dạng không phải số (tài liệu truyền thống). Sau hơn 2 năm triển khai, từ tháng 7/2015, với sự ủng hộ và góp sức của các đồng nghiệp thư viện trong nước và quốc tế; dự án dịch, in và xuất bản Quy tắc biên mục Mô tả và truy cập tài nguyên RDA - Ấn bản mở rộng 2015 bằng tiếng Việt đã hoàn thành và được công bố vào tháng 11/2017.

Nhằm mục đích thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ viên chức; thực hiện kế hoạch Chương trình công tác trọng tâm năm học 2018 – 2019, Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã tổ chức giới thiệu và tập huấn chuẩn biên mục “RDA – Mô tả và Truy cập Tài nguyên” (Ấn bản tiếng Việt) cho tập thể cán bộ nghiệp vụ tại đơn vị.

RDA là chuẩn biên mục mang tính quốc tế - sử dụng các khái niệm dựa trên nguyên tắc mới của Yêu cầu chức năng đối với biểu ghi thư mục (FRBR – Functional Requirements for Bibliographic Records) và Yêu cầu chức năng đối với biểu ghi chuẩn (FRAD – Functional Requirements for Authority Data) để phản ánh các thuộc tính và mối quan hệ liên quan tới các thực thể của các yếu tố dữ liệu mô tả tài nguyên được bao quát.

Do vậy, thời gian tập huấn được tổ chức kéo dài từ ngày 14/3/2019 đến ngày 22/3/2019. Bên cạnh việc làm quen với các khái niệm, quy tắc được thể hiện trong 37 chương và 13 phụ lục của chuẩn biên mục, phần lớn thời gian tập huấn sẽ được dành để cán bộ thực hành biên mục tài liệu được lựa chọn liên quan tới mỗi chương bài quy tắc cụ thể. Đặc biệt, sau các ngày làm việc tập trung với phần giới thiệu, hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ đã được tiếp nhận tập huấn bởi Thư viện Quốc gia Việt Nam, các cán bộ nghiệp vụ sẽ tiếp tục thực hiện biên mục cho tài liệu các loại tại vị trí làm việc thực tế. Từ đó, có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng Chuẩn biên mục RDA – Mô tả và Truy cập Tài nguyên trên cơ sở thực trạng hoạt động nghiệp vụ và phần mềm hệ thống thư viện hiện nay tại đơn vị. Các ý kiến sẽ tiếp tục được thảo luận, xem xét thống nhất để đưa ra đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm đảm bảo tính khả thi cho lộ trình triển khai và áp dụng chuẩn biên mục mới vào công tác biên mục tài nguyên tại đơn vị một cách phù hợp, thiết thực và hiệu quả.


Cán bộ tập huấn thảo luận, làm bài tập thực hành

Với sự tích cực, chủ động và thảo luận sôi nổi của các cán bộ tham gia, hoạt động tập huấn được tổ chức không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc góp phần nâng cao năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ viên chức; mà còn thể hiện sự chủ động, tích cực của đơn vị trong việc tiếp cận các chuẩn nghiệp vụ mới nói riêng, thực hiện chuẩn hóa hoạt động thông tin – thư viện nói chung phù hợp với xu thể phát triển trong nước và quốc tế.

Một số hình ảnh các buổi tập huấn:

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường ĐH Bách khoa – ĐHĐN