Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Chương trình đào tạo mở mới

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Khóa tập huấn xây dựng bài giảng điện tử trên hệ thống đào tạo trực tuyến (LMS)

19/09/2016 03:33

Trong khuôn khổ hợp tác với Chương trình HEEAP và Đại học Arizona State (Hoa Kỳ), ngày 16 tháng 9 năm 2016 chuyên gia đến từ Chương trình HEEAP tiếp tục triển khai Khóa tập huấn xây dựng bài giảng điện tử trên hệ thống đào tạo trực tuyến (Learning Management System - LMS) tại phòng DLS, Trường Đại học Bách khoa cho hơn 30 giảng viên tham gia giảng dạy cho Chương trình tiên tiến và Chương trình chất lượng cao.

lms2016 0

GS. TS. Lê Kim Hùng, Hiệu trưởng nhà trường, có đôi lời trao đổi về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong đào tạo tại khóa tập huấn

Mục đích của khóa tập huấn nhằm hỗ trợ giảng viên xây dựng bài giảng điện tử; triển khai nhiều hoạt động giảng dạy của giảng viên, các phương pháp học tập cho sinh viên và các hình thức và bài đánh giá học phần trên hệ thống LMS của Trường Đại học Bách khoa, qua đó giúp nâng cao chất lượng đào tạo. Một số ưu điểm nổi bật của hệ thống LMS có thể kể đến như: giúp giảng viên quản lý tài liệu học tập dễ dàng, tạo các khóa học trực tuyến, theo dõi tiến độ học tập của sinh viên, giúp cho phương pháp giảng dạy truyền thống hiệu quả hơn; đối với sinh viên dễ dàng sử dụng các tài liệu được giảng viên chia sẻ trên LMS, có thể theo dõi tiến độ học tập của chính mình, biết được đánh giá học tập, học tập bất cứ lúc nào, nơi nào mong muốn; đối với nhà trường dễ dàng quản lý nguồn tài nguyên học tập, quản lý giảng viên, các lớp học, dữ liệu sinh viên, sử dụng cơ sở dữ liệu trên LMS để làm các báo cáo, thống kê cũng như phục vụ công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

alt

Chuyên gia Chương trình HEEAP giới thiệu về LMS đến các giảng viên Trường ĐHBK

Mục đích của khóa tập huấn nhằm hỗ trợ giảng viên xây dựng bài giảng điện tử; triển khai nhiều hoạt động giảng dạy của giảng viên, các phương pháp học tập cho sinh viên và các hình thức và bài đánh giá học phần trên hệ thống LMS của Trường Đại học Bách khoa, qua đó giúp nâng cao chất lượng đào tạo. Một số ưu điểm nổi bật của hệ thống LMS có thể kể đến như: giúp giảng viên quản lý tài liệu học tập dễ dàng, tạo các khóa học trực tuyến, theo dõi tiến độ học tập của sinh viên, giúp cho phương pháp giảng dạy truyền thống hiệu quả hơn; đối với sinh viên dễ dàng sử dụng các tài liệu được giảng viên chia sẻ trên LMS, có thể theo dõi tiến độ học tập của chính mình, biết được đánh giá học tập, học tập bất cứ lúc nào, nơi nào mong muốn; đối với nhà trường dễ dàng quản lý nguồn tài nguyên học tập, quản lý giảng viên, các lớp học, dữ liệu sinh viên, sử dụng cơ sở dữ liệu trên LMS để làm các báo cáo, thống kê cũng như phục vụ công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Trong khóa tập huấn, các giảng viên đã trực tiếp xây dựng bài giảng của học phần mà giảng viên đang đảm nhận trên LMS dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Các bài giảng đã được thiết kế dựa trên đề cương chi tiết có sẵng, tuy nhiên các buổi học tập đã được các giảng viên đa dạng hóa mô hình học tập nhờ LMS: giảng dạy trên lớp, giảng dạy trực tuyến, tạo các bài kiểm tra kiến thức của sinh viên dưới sự hỗ trợ của LMS, theo dõi được quá trình đọc tài liệu của sinh viên trên cơ sở thống kê thời gian trực tuyến và trả lời câu hỏi về nội dung đã đọc được. Rất nhiều câu hỏi đã được các giảng viên đặt ra cho chuyên gia trong quá trình thiết kế bài giảng của mình trên LMS.

alt

Giảng viên xây dựng bài giảng của mình trên LMS dưới sự hỗ trợ của chuyên gia HEEAP

Các mô hình học tập cũng đã được chuyên gia và các giảng viên trao đổi, phân tích nhằm tìm ra mô hình học tập phù hợp nhất để ứng dụng LMS cho bài giảng mà các giảng viên đang đảm nhận.

alt

Khóa tập huấn được triển khai tại phòng DLS được tài trợ bởi chương trình HEEAP

Kết thúc khóa tập huấn các giảng viên sẽ tiếp tục hoàn thiện bài giảng của mình để triển khai cho các lớp học phần trong học kỳ I và học kỳ II năm học 2016 – 2017 nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất, hiệu quả nhất cho sinh viên trong các năm học đến./.