Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Chương trình đào tạo mở mới

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Công bố thông tin mới nhất về tuyển sinh ĐH 2012

14/02/2012 19:59

Sáng nay 14/2, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ. Tại Hội nghị, Bộ GD-ĐT chính thức công bố những thay đổi trong tuyển sinh 2012 và lộ trình đổi mới tuyển sinh ĐH,CĐ chính quy đến năm 2020.

Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và hơn 500 đại biểu đại diện các trường ĐH, CĐ trên cả nước. 

5 điều chỉnh trong tuyển sinh 2012

Về những điểm mới trong tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2012, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy 2012 về cơ bản vẫn giữ ổn định theo giải pháp 3 chung như những năm trước, có 5 điều chỉnh, bổ sung như sau:

1. Về tuyển thẳng đối với học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia

Cụ thể, tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia đạt giải nhất, nhì, ba vào đại học và giải khuyến khích vào cao đẳng các ngành đúng hoặc ngành gần đúng theo môn học sinh đạt giải.

Học sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt giải, nếu dự thi đại học, cao đẳng thì được ưu tiến theo hướng: Dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn đại học trở lên, không có môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào đại học. Dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi từ điểm sàn cao đẳng đến dưới điểm sàn đại học, không có môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào cao đẳng.

 

Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ diễn ra sáng nay 14/2 tại Hà Nội.

2. Bổ sung khối thi A1 (Toán, Lý, tiếng Anh)

Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 vẫn tổ chứ thi theo các khối thi truyền thống A, B, C, D, các khối năng khiếu và bổ sung thêm khối A1 (Toán, lý, Tiếng Anh).

Để bảo đảm sự ổn định ở các trường tuyển sinh theo khối thi truyền thống và không ảnh hưởng đến việc học tập, định hướng ôn tập của HS trong 3 năm học THPT (theo ban và theo khối), Bộ yêu cầu các trường vẫn tuyển sinh theo các khối thi của từng ngành đào tạo như những năm trước và có thể bổ sung khối A1 nếu thấy cần thiết và phù hợp đối với từng ngành đào tạo.

3. Điều chỉnh lịch thi kỳ thi tuyển sinh năm 2012

Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 vẫn tổ chức 3 đợt thi vào các ngày thứ bày, chủ nhật của 3 tuần đầu tháng 7. Cụ thể như sau:

Đợt 1, ngày 7-8/7/2012 thi đại học khối A,A1 và V.

Đợt 2, ngày 14-15/7/2012, thi khối B,C,D và các khối năng khiếu

Đợt 3, ngày 21-22/7/2012, thi cao đẳng tất cả các khối như năm 2011.

4. Bổ sung cụm thi Hải phòng và cho phép thí sinh dự thi tại cụm Vinh đăng ký học tại các trường ĐH đóng tại TPHCM

Bổ sung thêm cụm thi, ngoài tổ chức 3 cụm thi tại Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ như những năm trước, năm nay bổ sung thêm cụm thi Hải Phòng, do trường ĐH Hàng Hải làm trưởng cụm thi, tổ chức thi cho thí sinh có hộ khẩu thường trú tại TP Hải Phòng và Quảng Ninh, có nguyện vọng học tại trường ĐH Hàng Hải và các trường đại học đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cho phép thí sinh dự thi tại cụm Vinh đăng ký học các trường ĐH đóng tại TPHCM.

Cho phép thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 4 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị có nguyện vọng học tại trường ĐH Vinh hoặc các trường ĐH đóng tại Hà Nội như những năm trước và các trường ĐH đóng tại TPHCM được dự thi tại cụm thi Vinh, do trường ĐH Vinh làm trưởng cụm thi.

5. Giao cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm xét tuyển

Căn cứ điểm sàn, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển. Điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn. Không quy định số đợt, số nguyện vọng, thời gian mỗi đợt xét tuyển; không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước…

Sau khi xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học đối với thí sinh đăng ký dự thi vào trường, nếu còn chỉ tiêu, các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác điều kiện xét tuyển: Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; thời gian công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển; chỉ tiêu cần tuyển; ngành và khối xét tuyển; mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; nguồn tuyển…

Hàng năm chậm chất là ngày 31/12, các trường phải báo cáo về Bộ kết quả tuyển sinh, kết quả thực hiện chỉ tiêu của năm. Sau thời điểm báo cáo, nếu các trường vẫn chưa tuyển hết chỉ tiêu đã xác định, nhất là các trường đào tạo theo học chế tín chỉ chỉ có thể tiếp tục tuyển sinh.

Đối với tuyển sinh 2012,  các thông tin tuyển sinh như chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh phân bổ cho từng ngành, môn thi năng khiếu, môn nhân hệ số, học phí, số chỗ ký túc xá, các trường công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, các phương tiện thông tin đại chúng khác và chịu trách nhiệm  về các thông tin do trường công bố.

Năm 2012, Bộ không in và phát hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh như những năm trước.

Hội nghị diễn ra trong một ngày. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ nghe ý kiến góp ý của lãnh đạo các trường về những nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012 và tuyển sinh 2012, sau đó sẽ điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Dân trí tiếp tục cập nhật thông tin tại hội nghị.

Dự kiến lộ trình đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy đến năm 2020:

Từ nay đến năm 2015, tiếp tục giữ ổn định công tác tuyển sinh theo giải pháp 3 chung. Tuy nhiên, sẽ tiếp tục có điều chỉnh, bổ sung khối thi, tổ hợp khối xét tuyển, tạo sự linh hoạt cho các trường và nhiều cơ hội thuận lợi cho thí sinh. Cùng với tiếp tục tổ chức thi tuyển sinh theo giải pháp 3 chung, Bộ giao các trường đại học trọng điểm, các trường năng khiếu nghệ thuật, cá trường có kinh nghiệm quản lý, đủ điều kiện… xây dựng phương án tuyển sinh, trình Bộ xem xét phê duyệt.

Từ năm 2006 – 2019, Chỉ tổ chức thi tuyển sinh một đợt, nhiều môn, trong đó có 2 môn công cụ bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và các môn thi tự chọn; các trường quy định tổ hợp các môn thi để xét tuyển cho từng ngành đào tạo (không thi theo khối).

Từ năm 2020 trở đi, khi Luật giáo dục đại học đã đi vào cuộc sống, sự phân tầng đại học đã được thực hiện và công tác kiểm định chất lượng đi vào nề nếp, việc thi tuyển sinh chỉ còn dieenxra ở các trường đại học tốp đầu, các trường đại học theo định hướng nghiên cứu. Tất cả các trường còn lại sẽ xét tuyển dựa trên kết quả phổ thông.