Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Chương trình đào tạo mở mới

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Nhóm nghiên cứu của bộ môn Công nghệ sinh học đã hoàn thành Dự án “Sản xuất bột gia vị dinh dưỡng từ cơ thịt sẫm màu cá ngừ bằng công nghệ sinh học”

02/12/2019 10:17

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 550 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018, cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ sau cá tra và tôm (Vinatuna.org.vn)

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 100 nhà máy chế biến cá ngừ với các sản phẩm chính là cá ngừ sashimi, cá ngừ đông lạnh và đồ hộp,… Phế liệu rắn từ ngành đóng hộp từ cá ngừ có thể lên tới 65% lượng nguyên liệu ban đầu, bao gồm đầu, xương, nội tạng, mang, thịt đỏ (red muscle) và da... ngành sản xuất thăn cá ngừ cũng tạo ra tới 50% phế liệu rắn, phần cơ thịt đỏ có thể chiếm tới gần 20% trọng lượng nguyên liệu (Irineu Batista và cs, 1999). Thịt đỏ cá ngừ là phần có giá trị nhất, tuy nhiên chưa được sử dụng đúng với giá trị, được dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc bán ra các chợ đầu mối với giá thành dưới 6000 đồng/kg (Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2012).


Hình 1: TS. Bùi Xuân Đông – chủ nhiệm Tuna project tại buổi họp nghiệm thu (Ảnh: do chủ nhiệm dự án cung cấp)

Việc tận dụng tối đa phụ phẩm chế biến cá ngừ sẽ góp phần giảm thiểu đáng kể thất thoát nguồn protein có lợi, đồng thời cũng thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu mới trên thị trường, nâng cao giá trị cho ngành chế biến và khai thác cá ngừ, vì thế, năm 2017, nhóm nghiên cứu của Bộ môn CNSH - Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng do TS. Bùi Xuân Đông làm chủ nhiệm đã thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Sản xuất bột gia vị dinh dưỡng từ cơ thịt sẫm màu cá ngừ bằng công nghệ sinh học”, gọi tắt là Tuna project. Dự án thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì.

Sản phẩm chính của dự án là Quy trình công nghệ và Hệ thống thiết bị để sản xuất bột gia vị cá ngừ, sản phẩm Bột gia vị cá ngừ được sản xuất từ dây chuyền đã được đăng kí TCCS: 02/2019 và phân phối trên thị trường để quảng bá, sản phẩm do Công ty CP Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long (TP. Hải Phòng) sở hữu. Sản phẩm này có thể dùng để nêm trực tiếp vào món ăn hoặc có thể dùng để chấm trực tiếp. Đây là một trong những sản phẩm ứng dụng với sự hợp tác nghiên cứu giữa Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng và doanh nghiệp.


Hình 2: Sản phẩm Bột gia vị cá ngừ của dự án (Ảnh: do chủ nhiệm dự án cung cấp)

Vừa qua, vào ngày 21 tháng 10 năm 2019, Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước thẩm định sản phẩm và nghiệm thu theo quy định (Link: https://bit.ly/2rqcgkN)

Sự thành công của dự án sản xuất thử nghiệm do Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chế biến và khai thác cá ngừ tại Việt Nam.

Nguồn: Truyền thông Khoa Hóa