Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Chương trình đào tạo mở mới

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Kiến Trúc Sư KENZO TANGE

07/03/2017 14:33

Kenzo Tange sinh ngày 04/ 09/1913 – 22 /03/2005) là một kiến trúc sư người Nhật. Ông được coi là một trong số những người làm nên bộ mặt của kiến trúc thế kỷ 20.

 Kiến trúc sư Kenzo Tange

Kenzo Tange sinh ra tại một làng quê nhỏ tại Imabari, đảo Shikoku, Nhật bản. Bị quyến rũ bởi những bản vẽ của Le Corbusier, ông theo học khoa Kiến trúc, Đại học Tokyo. Năm 1946, Tange trở thành trợ lí giáo sư tại Đại học Tokyo và thành lập xưởng thực nghiệm Tange. Trong số những sinh viên của ông có Maki Fumihiko, Kamiya Koji, Isozaki Arata, Kurokawa Kisho và Taneo Oki. Năm 1951, Kenzo Tange  đã giành chiến thắng trong cuộc thi tái thiết thành phố Hiroshima.  Và Công trình công viên Hòa bình là biểu tượng cho sự hòa bình lâu dài của thành phố. Năm 1959, ông hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài “ Cấu trúc không gian trong một thành phố lớn”. Ông lý giải về một cấu trúc đô thị trên cơ sở những vận động lặp đi lặp lại của con người trong cuộc sống và trong công việc.

Đồ án “Vịnh Tokyo 1960″ của nhóm Kenzo  Tange  là một câu trả lời hợp lí cho các vấn đề trên, thông qua việc xem xét bản chất tự nhiên của cấu trúc đô thị, từ đó cho phép phát triển và thay đổi. Đồ án này nhận được sự quan tâm trên toàn thế giới, với những ý tưởng mới về việc phát triển đô thị trên mặt vịnh Tokyo, cùng với việc sử dụng các cầu, các đảo nhân tạo, các bãi đỗ xe nổi… Tất cả được tích hợp trong một cấu trúc hạ tầng khổng lồ với các đối tượng là các modun cài cắm (plug-in). Đồ án “Vịnh Tokyo 1960″ được xem là một mẫu mực điển hình cho sự phát triển của học thuyết Siêu cấu trúc giai đoạn đó (Megastructure) và được coi là đồ án kinh điển của chủ nghĩa không tưởng.

 Mặt bằng tổng thể Vịnh Tokyo theo quy hoạch của Kenzo Tange

Năm 1961, Kenzo Tange đã  thiết kế nhà thi đấu quốc gia Yoyogi cho Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo. Công trình này được coi là một trong số những công trình đẹp nhất thế kỉ 20.

 

 Tòa nhà Chính quyền Tokyo là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

Phong cách kiến trúc của ông là sự pha trộn hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và kiến trúc cổ truyền Nhật Bản. Ông là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học Âu – Mỹ như Học viện kĩ thuật Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology), Đại học Yale, Đại học Princeton, Đại học Harvard, Học viện kỹ thuật Illinois (Illinois Institute of Technology), Đại học California tại Berkeley, Đại học Alabama, Đại học Toronto…

 President’s Medal dinner in honor of Kenzo Tange (left to right): Paul Rudolph, Robert A.M. Stern,
 Kenzo Tange, Philip Johnson, and Kamiya - Photo archleague

Với những cống hiến của mình, ông đã nhận được nhiều giải thưởng các loại, như giải Ashahi 1964, huân chương văn hóa năm 1980, ông được tặng thưởng giải thưởng Pritzker vào năm 1987, và giải thưởng của Hội nghệ thuật Nhật Bản năm 1993, huy chương vàng RIBA, AIA và Viện Hàn Lâm kiến trúc Pháp. Giám khảo giải Pritzker 1987 đã có những lời nhận xét về ông như sau:

“…Có được tài năng, nghị lực và một sự nghiệp dài lâu đáng kể, một người có thể vượt lên, từ kẻ khai phá đất mới thành một nhân vật kinh điển. Đó chính là phúc phận của Kenzo Tange, người mà trong gần tám thập niên của mình, ông đã nổi tiếng như một kiến trúc sư tầm cỡ thế giới. Cùng với việc hành nghề thực tiễn, ông cũng là nhà lý thuyết kiến trúc tiên phong và là một giáo sư có uy tín, trong các học trò của ông có các kiến trúc sư nổi tiếng Fuhimiko Maki và Arata Isozaki. Công trình sân vận động cho Thế vận hội Tokyo năm 1964 của ông thường được mô tả như một trong số các công trình đẹp nhất được xây dựng trong thế kỷ 20. Bắt đầu một thiết kế, Kenzo Tange hướng đến các hình khối làm rung động trái tim chúng ta bởi chúng dường như hiện ra từ quá khứ được ghi nhớ nhạt nhòa xa xưa nào đó và, đến giờ vẫn thật sự hấp dẫn đến nghẹt thở…”

 

 

 Nhà thờ Thánh Mary thực hiện sự cách tân nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét trang nghiêm

 

 Kenzo Tange thăm Việt Nam  tháng 11/1995.  ảnh KTS Ngô Doãn Đức

 

Từ trái sang phải: Các KTS – Paul Noritaka Tange, Lê Văn Năm, Kenzo Tange, Ngô Doãn Đức. - Ảnh: KTS Đoàn Đức Thành.

Là một người đàn ông thanh nhã ăn nói nhỏ nhẹ, trong trang phục kẻ sọc nhỏ tuyệt hảo, Kenzo Tange mở rộng công việc bằng việc thuê 130 kiến trúc sư trên toàn thế giới.Từ những năm 70 đến đầu những năm 80, tác phẩm của Kenzo Tange phát triển trên 20 quốc gia toàn thế giới: Trung Quốc, Singapore, Úc, Malaysia, Nê-pan, Ả rập Xê-út, Iran, Cô-oét, Nigiêria, Italia và Nam Tư… Tiêu biểu cho thời kỳ này là thiết kế trung tâm OUB (1985) và UOB Plaza (1995), với chiều cao 280m đã “xác định lại” đường chân trời ở Singapore. Cũng khoảng năm 1985 đến 1991, theo yêu cầu của thị trưởng Paris,Chirac (nguyên tổng thống Pháp), Kenzo Tange đã đề xuất dự án tái thiết Place d’Italie, một quảng trường với đường kính gần 200m, phía Nam sông Sein, liên kết Paris từ Đông sang Tây. Nó phục hồi trật tự giữa không gian cũ và mới, đồng thời làm sống lại phần phía đông của thành phố.

 

 

 Bên trong nhà thờ St. Mary Tokyo

Chỉ có 2 dự án của Kenzo Tange được hoàn thành tại Mỹ là công trình mở rộng bảo tàng nghệ thuật Minneapolis năm 1975 và toà nhà AMA tại Chicago năm 1990. Bảo tàng nghệ thuật Minneapolis nguyên thiết kế năm 1911 của McKimMead và White theo phong cách tân cổ điển. Việc mở rộng hoàn thành với các cánh công trình đối xứng, tăng gần gấp đôi diện tích ban đầu là 120000 foot vuông. Tuy nhiên, các tác phẩm bằng bê tông khổng lồ của ông cũng đã từng bị phê bình như những vật chướng mắt vào sau những năm 1970 khi các kiến trúc tương tự trên toàn cầu bị chỉ trích.

Mặc dù được ca ngợi nhiều về những thiết kế, Kenzo Tange đã không thiết kế ngôi nhà của chính mình, ngôi nhà rộng 2150 feet vuông gần trung tâm Tokyo. “Tôi quyết định không thiết kế ngôi nhà của mình bởi vì vợ con tôi có thể sẽ phàn nàn về nó”, có lần ông đã nói.

Ông đã ra đi, theo những tiếng chuông ngân từ Hiroshima, để lại người vợ Takako và con trai, kiến trúc sư Noritaka, 47 tuổi

Hình ảnh và thông tin chi tiết một số công trình tiêu biểu của Kenzo Tange:

4 năm sau chiến tranh, năm 1949, chính quyền thành phố Hiro-shima phát động cuộc thi thiết kế quốc tế công viên tưởng niệm hòa bình Hiro-shima. Tange đã gửi tác phẩm tham dự cuộc thi nhiều ý nghĩa này và thiết kế của ông đã thuyết phục ban giám khảo.

Trong bản thiết kế, Tange đề nghị đặt tòa nhà mái vòm – kiến trúc từng giữ vai trò là trụ sở của Phòng xúc tiến công nghiệp Hiroshima – làm điểm nhấn nổi bật của công viên hòa bình. Tòa nhà là công trình hiếm hoi còn giữ lại cấu trúc gần như nguyên vẹn sau vụ nổ.

 

 Tòa nhà mái vòm là điểm nhấn nổi bật của công viên hòa bình. Tòa nhà là công trình hiếm hoi c
òn giữ lại cấu trúc gần như nguyên vẹn sau vụ nổ

Tòa nhà chỉ nằm cách tâm của vụ nổ khoảng 150 mét, nhưng giống như một câu chuyện thần kỳ, nó hoàn toàn đứng vững trong khi các kiến trúc xung quanh trở thành một đống gạch vụn. Khi trình bày ý tưởng của mình, Tange cho rằng, cần giữ lại tòa kiến trúc này như một chứng tích lịch sử về sự hủy diệt của bom hạt nhân. Tòa nhà sau này được biết đến với tên gọi “Mái vòm bom nguyên tử”. Hiện nay, nó tọa lạc ở phía Đông của công viên tưởng niệm hòa bình Hiro-shima.

 

Công viên hoàn tất vào năm 1955, được thiết kế theo một trục thẳng nối liền 3 điểm là bảo tàng hòa bình, đài tưởng niệm và tòa nhà “Mái vòm bom nguyên tử”.

Bảo tàng là tòa nhà bê tông, sàn nhà nằm cách mặt đất 6 mét, toàn bộ cấu trúc được nâng đỡ bởi những hàng cột trụ vững chắc.

 

 

 Bảo tàng hòa bình

Ở khu vực trung tâm của công viên, giữa bảo tàng hòa bình và “Mái vòm bom nguyên tử” là đài tưởng niệm hòa bình. Đài tưởng niệm là một kiến trúc rỗng, được xây dựng theo hình mái vòm. Nếu nhìn trực diện nó có dạng hình Parabol.

Tange thiết kế 3 công trình của công viên trên một trục thẳng là có dụng ý riêng. Nếu bạn đi theo trục đường thẳng từ bảo tàng đến đài tưởng niệm, càng đến gần, bí mật sẽ dần hé lộ. Khi đứng trước công trình mái vòm hình parabol, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ tòa nhà “Mái vòm bom nguyên tử” ở phía xa. Tange đã khéo léo tận dụng chiều cao của đài tưởng niệm và khoảng cách không gian để mọi người có cảm giác như đài tưởng niệm ôm gọn tòa nhà “Mái vòm bom nguyên tử” trong lòng của nó.

 Chiều cao của đài tưởng niệm và khoảng cách không gian khiến mọi người có cảm giác 
như đài tưởng niệm ôm gọn tòa nhà “Mái vòm bom nguyên tử” trong lòng của nó

Quảng trường ở khu vực đài tưởng niệm có sức chứa khoảng 50.000 người. Mỗi năm, vào ngày 6 tháng 8, hàng ngàn người từ khắp Nhật Bản và du khách quốc tế đến đây để tham dự buổi lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho hòa bình. Ngày nay, công viên tưởng niệm hòa bình Hiro-shima đã trở thành biểu tượng cho ước vọng hoà bình của nhân loại.

 

 Công viên tưởng niệm hòa bình Hiro-shima đã trở thành biểu tượng cho ước vọng
 hoà bình của nhân loại

Tòa nhà Văn phòng Chính quyền tỉnh Kagawa hoàn tất năm 1958 dựa trên thiết kế của Tange. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc truyền thống trong một công trình hiện đại. Điểm nổi bật của công trình 8 tầng này là sự hiện diện của vô số cột và xà ngang nâng đỡ có thể được nhìn thấy từ bên ngoài.

Ý tưởng thiết kế của Tange lấy cảm hứng từ phong cách xây dựng các ngôi chùa ở Nhật, điển hình là chùa Todaiji ở thành phố Nara. Mặc dù trông có vẻ giống các tòa nhà gỗ truyền thống nhưng công trình bê tông cốt thép này vẫn toát lên vẻ hiện đại. Tồn tại hơn 50 năm, nhưng Tòa nhà Văn phòng chính quyền tỉnh Kagawa vẫn giữ nguyên nét quyến rũ ban đầu của nó.

Cân bằng giữa phong cách kiến trúc cổ xưa và hiện đại, tòa nhà được đánh giá là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của lịch sử kiến trúc Nhật Bản. Theo sau công trình này, Tange còn cho ra đời hàng loạt sáng tác khác cũng nổi tiếng không kém.

 

 

 Tòa nhà Văn phòng Chính quyền tỉnh Kagawa

Nhà thi đấu quốc gia Yoyogi, Ý tưởng dành cho sân vận động Olympic của ông xuất phát từ kỹ thuật thiết kế phần mái của mô hình khu phức hợp “Cung điện Xô viết”. Mục tiêu của ông là tạo ra một công trình thể thao ấn tượng nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

 

 

 Nhà thi đấu quốc gia Yoyogi

Do Nhật Bản là quốc gia của Thần Đạo nên công trình được mô phỏng theo mái đền cổ kính. Theo trình bày của Tange, phần mái của tòa kiến trúc sẽ được xây dựng thông qua một hệ thống treo. Tange đã hoàn tất bản thiết kế vào năm 1961 và dự án của ông đã được chấp thuận. Ngay sau đó, công trình được tiến hành xây dựng. Vì là dự án trọng điểm thể hiện bộ mặt của Nhật Bản trước bạn bè thế giới nên công trình rất được chính phủ quan tâm.

Trong thiết kế này, Tange cho xây dựng 2 cột bê tông chính ở 2 đầu của tòa nhà đóng vai trò nâng đỡ mạng lưới thép che phần mái của công trình. Toàn bộ mái nhà có dạng cong, giúp bảo vệ tòa nhà khỏi tác động của gió lớn và giông tố. Vào thời điểm này, công trình là kiến trúc mái treo lớn nhất trên thế giới.

 

 

 

 Công trình nhà thi đấu quốc gia Yoyogi nhìn từ bên ngoài

Với tên gọi “Nhà thi đấu quốc gia Yoyogi”, công trình được hoàn tất vào năm 1964. Nó là một sân vận động khổng lồ được đặt bên trong công viên Yoyogi của thủ đô Tokyo. Chính thiết kế này đã gợi cảm hứng để kiến trúc sư người Đức Frei Otto vẽ đồ án cho công trình sân vận động sử dụng trong thế vận hội Mùa hè năm 1972 tại Munich.

Nhà thi đấu của sân vận động có sức chứa lên đến 16.000 người. Hiện nay, sân vận động chủ yếu được dùng cho các cuộc thi bóng rổ, tổ chức hòa nhạc hoặc triển lãm. Tuy nhiên, mục đích ban đầu của công trình là dùng làm nơi tổ chức các cuộc thi bơi lội trong Olympic Tokyo 1964.

Về phần tác giả của công trình, Tange đã giành giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker cho thiết kế này. Tác phẩm của ông được đánh giá là một trong số những tòa nhà đẹp nhất của thế kỷ XX. Công trình cũng đã giúp đưa tên tuổi của Tange Kenzo vào danh sách những kiến trúc sư hiện đại hàng đầu thế giới.

Danh sách các công trình nổi tiếng:

Công viên tưởng niệm Hòa bình, Hiroshima
Nhà thờ St. Mary, Tokyo
Tòa thị chính siêu đô thị Tokyo
Quần thể Cung thể thao Olympic, Tokyo
Tổng mặt bằng Expo ’70, Suita, Osaka
Hanae Mori, Aoyama, Tokyo
Hãng truyền hình Fuji, Odaiba, Tokyo
Vòm Tokyo
Đại học kĩ thuật Nam Dương, Singapore
Trung học Hoa Kiều quốc tế, Singapore
Trụ sở Hiệp hội y tế Hoa kỳ, Chicago, Illinois, Hoa Kỳ
Trung tâm phát triển y tế WKC, Kobe , Hyogo
Phú Mỹ Hưng, Quy hoạch Nam Sài Gòn , Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Khách sạn Tokyo Dome
Ngân hàng quốc gia Macedonia