Mục tiêu Đào tạo và Chuẩn đầu ra

21/07/2018 16:13

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC

1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

Khóa 2016 và 2017 (16KT và 17KT)

Khóa 2018 trở về sau

Mục tiêu chung

Trong môi trường đào tạo của Khoa Kiến trúc, sinh viên được kỳ vọng đạt được các kỹ năng, kiến thức và thái độ phù hợp để có thể làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, quy hoạch; phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

Mục tiêu cụ thể

Sinh viên sau khi tốt nghiệp từ 3 – 5 năm có khả năng đạt được

G1: Áp dụng các kiến trúc toán và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên môn và học tập ở các cấp cao hơn

G2: Áp dụng các kiến thức chuyên ngành về tổ chức các hình thức kiến trúc, thực địa, thiết kế và triển khai các công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị.

G3: Ứng dụng các kỹ năng chuyên môn, giao tiếp, làm việc nhóm, ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong môi trường làm việc liên ngành và đa văn hóa.

G4: Có thái độ chuyên nghiệp, nhân văn trong lĩnh vực kiến trúc – quy hoạch. Hiểu và áp dụng các kiến thức về kinh tế, chính trị, luật và môi trường để đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội

 

Chuẩn đầu ra

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình này được kỳ vọng đạt được các chuẩn đầu ra sau:

  1. - Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội
  2. - Có nền tảng cơ bản về văn hóa và xã hội để tiếp tục phát triển cá tính bản thân
  3. - Khả năng học tập suốt đời
  4. - Khả năng sử dụng ngoại ngữ phục vụ cho giao tiếp và công việc chuyên môn
  5. - Khả năng sử dụng các thiết bị và các phần mềm thiết kế cơ bản để hỗ trợ cho công việc chuyên môn
  6. - Khả năng sử dụng kiến thức chuyên ngành và kiến thức chung làm nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức chuyên sâu, phát triển tư duy logic và khoa học
  7. - Có tư duy độc lập và khả năng làm việc nhóm hiệu quả
  8. - Khả năng phân tích, trình bày, lập báo cáo trong lĩnh vực chuyên môn
  9. - Khả năng tư vấn, thiết kế và triển khai tài liệu kỹ thuật của tất cả các thể loại công trình kiến trúc
  10. - Khả năng tham gia quản lý trong các lĩnh vực kiến trúc xây dựng

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo ngành Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển trong lĩnh kiến trúc và quy hoạch phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

Sinh viên sau từ 2 đến 3 năm tốt nghiệp sẽ có:

G1: Kiến thức và lập luận ngành (UNESCO: Học để biết) Hiểu biết tốt về kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kiến trúc để nhận biết các vấn đề kiến trúc và phát triển bền vững.

G2: Kỹ năng giao tiếp: làm việc nhóm và giao tiếp (UNESCO: Học để chung sống): Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn.

G3: Kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành hệ thống trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường - quá trình sáng tạo (UNESCO: Học để làm): Có năng lực chuyên môn tốt, có tư duy sáng tạo và có năng lực lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn.

G4: Kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp (UNESCO: Học để trưởng thành):

Có khả năng tự học liên tục để phát triển mở rộng và đào sâu chuyên môn, có năng lực khởi nghiệp và thích ứng tốt với những thay đổi trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.

 

Chuẩn đầu ra

Khi tốt nghiệp CTĐT CLC – Kiến trúc, Khoa Xây dựng DD&CN, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, sinh viên có:

  1. - Khả năng áp dụng kiến thức về toán, khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực kiến trúc.
  2. - Khả năng áp dụng các kiến thức bổ trợ về chính trị, kinh tế và xã hội phù hợp với yêu cầu trong lĩnh vực kiến trúc.
  3. - Khả năng lĩnh hội kiến thức lịch sử và văn hóa.
  4. - Khả năng thể hiện kiến thức lý thuyết kiến trúc để giải quyết mối quan hệ giữa con người, công trình xây dựng và môi trường.
  5. - Khả năng thể hiện tư duy phản biện và tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề kiến trúc.
  6. - Khả năng thực hành trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp và phân tích được các hệ quả xã hội mà một công trình kiến trúc hoặc một đồ án quy hoạch mang lại.
  7. - Khả năng triển khai ý tưởng và giao tiếp hiệu quả bao gồm giao tiếp bằng ngoại ngữ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch.
  8. - Khả năng tổ chức và làm việc nhóm hiệu quả.
  9. - Khả năng tưởng tượng và sáng tạo kiến trúc để tạo ra sản phẩm hướng tới cái đẹp và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho con người.
  10. - Khả năng thiết kế kiến trúc và quy hoạch đô thị hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh địa phương.
  11. - Khả năng lĩnh hội và áp dụng kiến thức về các vấn đề pháp lý và vai trò của các bên liên quan trong thiết kế kiến trúc và quy hoạch.
  12. - Khả năng khảo sát, phân tích và lập các báo cáo kiến trúc và quy hoạch đô thị.

 

ĐÀO TẠO CAO HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC

1. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Kiến trúc của Đại học Đà Nẵng nhằm phát triển nguồn nhân lực bậc cao phục vụ cho nhu cầu xây dựng ngày càng lớn của khu vực, như trong kế hoạch phát triển chung của Đại học Đà Nẵng

Mục tiêu chung

Đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao trong lĩnh vực Kiến trúc công trình cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên sẽ có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, tự cập nhật được các kiến thức mới và hiện đại, có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của ngành Kiến trúc; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực Kiến trúc công trình.

Mục tiêu cụ thể

Phẩm chất và thái độ

Học viên khi ra trường được hoàn thiện hơn về phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức trách nhiệm đối với công việc và cộng đồng; đặc biệt là ý thức về bảo vệ môi trường ở trong lĩnh vực xây dựng; rèn luyện và hoàn thiện ý thức kỷ luật và tác phong làm việc hiện đại.

Kiến thức và kỹ năng

Học viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành Kiến trúc và đạt các kỹ năng sau:

Củng cố và nâng cao kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành, tăng cường kiến thức liên ngành; cập nhật bổ sung, hiện đại hóa các kiến thức chuyên ngành Kiến trúc công trình;

Trang bị kiến thức, phương pháp luận về nghiên cứu khoa học, làm quen kỹ năng độc lập nghiên cứu;

Nâng cao năng lực chuyên môn về phương diện lý thuyết và kỹ năng thực hành;

Có kiến thức cơ bản để có thể làm Nghiên cứu sinh cùng chuyên ngành;

Có kỹ năng vận dụng các kiến thức đã được trang bị giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ thực tiễn. Các kỹ năng bao gồm: phân tích vấn đề (phân tích, phương thức tiếp cận, xác định mục tiêu, đặt mục đích...), giải quyết các vấn đề (lựa chọn đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu...) có liên quan đến chuyên ngành. 

- Về ngoại ngữ: Trang bị cho học viên kiến thức ngoại ngữ trước khi tốt nghiệp đạt yêu cầu theo Điểm b, Khoản 2, Điều 27, thông tư 15/2014/TT-BGDĐT (Trình độ năng lực ngoại ngữ của học viên đạt được ở mức tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu Chung – xem phụ lục II của Thông tư); theo quyết định 2523/QĐ-ĐHĐN;

2. Chuẩn đầu ra

Học viên được kỳ vọng đạt được các chuẩn đầu ra sau:

CĐR 1: Có nhận thức và thái độ đúng đắn về bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước;

CĐR 2: Có khả năng sử dụng thông thạo một ngoại ngữ trong công tác chuyên môn;

CĐR 3: Nắm vững phương pháp nghiên cứu Khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên môn;

CĐR 4: Nắm vững các kiến thức tiên tiến của thế giới trong lĩnh vực kiến trúc và đô thị đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững;

CĐR 5: Có khả năng vận dụng các kiến thức mới nhằm nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực kiến trúc và đô thị;

CĐR 6: Có tư duy phân tích và tổng hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến các dự án kiến trúc và quy hoạch;


OTHER INFORMATION