Đào tạo Sau Đại học

23/07/2018 16:02

ĐÀO TẠO CAO HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC

1. Thông tin chung

Tên chương trình đào tạo: Kiến trúc

Trình độ đào tạo: Cao học

Cơ sở cấp bằng: Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

Mã ngành: 8580101

Trường giảng dạy: Trường Đại học Bách khoa và các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng 

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

Văn bằng tốt nghiệp: Bằng Thạc sỹ Kiến trúc

Hình thức đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2.0 năm

Số tín chỉ yêu cầu: 60

Website: http://dut.udn.vn/KhoaKientruc

Quy chế đào tạo (link xem): https://drive.google.com/file/d/1MJVQ4tF9ZIPBsSrp8txe-UcEqu214Kj7/view?usp=share_link

2. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Kiến trúc của Đại học Đà Nẵng nhằm phát triển nguồn nhân lực bậc cao phục vụ cho nhu cầu xây dựng ngày càng lớn của khu vực, như trong kế hoạch phát triển chung của Đại học Đà Nẵng

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kiến trúc của Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng nhằm mục tiêu đào tạo cán bộ kỹ thuật có kiến thức lý thuyết chuyên môn sâu; có kiến thức thực tế phong phú; biết vận dụng kiến thức vào tổ chức thực hiện các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; nắm được các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản để hình thành năng lực nghiên cứu độc lập, tư duy sáng tạo và năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc trong lĩnh vực kiến trúc – đô thị phục vụ cộng đồng và các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

- Theo định hướng nghiên cứu

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kiến trúc theo định hướng nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng nhằm đào tạo học viên:

G1: Có tri thức và kiến thức chuyên môn tốt: Hiểu biết tốt về kinh tế, văn hoá và xã hội; có hệ thống phương pháp luận và kiến thức lý thuyết chuyên môn sâu, rộng, tiên tiến để có thể nghiên cứu, mở rộng tri thức và ứng dụng vào công việc. Có thể tiếp tục theo học trình độ tiến sĩ.

G2: Có kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp: Có tư duy logic trong lập luận, phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kiến trúc và đô thị; bước đầu hình thành năng lực độc lập nghiên cứu, tư duy sáng tạo và đánh giá các vấn đề kinh tế - quản lý (kỹ thuật) dưới góc nhìn chuyên gia; có khả năng vận dụng công nghệ mới trong nghiên cứu; có khả năng tự học và học tập nâng cao trình độ chuyên môn; nâng cao trình độ ngoại ngữ; trung thực, trách nhiệm nghề nghiệp và hành xử chuyên nghiệp.

G3: Có hiểu biết văn hoá đa dạng, biết tôn trọng nguyên tắc hoà bình, dân chủ và các thực thể văn hoá ở tất cả các cấp của xã hội: Có hiểu biết và nhận thức sâu sắc các nguyên tắc văn hoá, xã hội - không chỉ giới hạn lĩnh vực kiến trúc và đô thị - để ứng xử và làm việc tốt trong một xã hội ngày một kết nối mạnh mẽ hơn.

G4: Nắm vững quy trình hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành hệ thống: Có khả năng hình thành và sáng tạo ý tưởng – thiết kế - triển khai kiến trúc; có khả năng vận hành một tổ chức, hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí chuyên môn khác.

- Theo định hướng ứng dụng

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kiến trúc theo định hướng ứng dụng của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng nhằm đào tạo học viên:

G1: Có tri thức và kiến thức chuyên môn tốt: Hiểu biết tốt về kinh tế, văn hoá và xã hội; có hệ thống kiến thức về lĩnh vực Kiến trúc và kiến thức kinh tế - kỹ thuật Kiến trúc chuyên ngành để thực hành nghề nghiệp trong thực tế.

G2: Có kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp: Có khả năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực Kiến trúc; năng lực tư duy sáng tạo và đánh giá các vấn đề kinh tế - quản lý trong lĩnh vực Kiến trúc; có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi; có khả năng vận dụng công nghệ mới trong sáng tác thiết kế và quản trị; có khả năng tự học và học tập nâng cao trình độ chuyên môn; nâng cao trình độ ngoại ngữ; trung thực, trách nhiệm nghề nghiệp và hành xử chuyên nghiệp.

G3: Có hiểu biết văn hoá đa dạng, biết tôn trọng nguyên tắc hoà bình, dân chủ và các thực thể văn hoá ở tất cả các cấp của xã hội: Có hiểu biết và nhận thức sâu sắc các nguyên tắc văn hoá, xã hội - không chỉ giới hạn lĩnh vực kiến trúc và đô thị - để ứng xử và làm việc tốt trong một xã hội ngày một kết nối mạnh mẽ hơn.

G4: Nắm vững quy trình hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành hệ thống: Có khả năng hình thành và sáng tạo ý tưởng – thiết kế - triển khai kiến trúc; có khả năng vận hành một tổ chức, hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp trong môi trường ngành nghề chuyên nghiệp và biến động.
3. Chuẩn đầu ra

3.1. Theo định hướng nghiên cứu 

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu ngành Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng:

PLO1: Có khả năng áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực Kiến trúc;

PLO2: Có kỹ năng giải quyết các vấn đề kiến trúc và quy hoạch và các vấn đề có tính liên ngành liên quan đến môi trường xây dựng bằng kiến thức chuyên ngành sâu;

PLO3: Áp dụng kiến thức văn hóa đa dạng và các nguyên tắc ứng xử đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững

PLO4: Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

PLO5: Có kỹ năng dẫn dắt nhóm làm việc, tổ chức và quản trị và kỹ năng viết và trình bày các báo cáo khoa học;

PLO6: Đánh giá và vận dụng được tư duy phân tích và tổng hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến các dự án kiến trúc và quy hoạch đô thị cụ thể;

PLO7: Tiến hành và giải quyết trọn vẹn một nghiên cứu bằng các phương pháp và công nghệ tiên tiến; phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học thuộc chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch;
3.2. Theo định hướng ứng dụng

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng ngành Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng:

PLO1: Có năng lực vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực Kiến trúc;

PLO2: Có kỹ năng giải quyết các vấn đề kiến trúc và quy hoạch và các vấn đề có tính liên ngành liên quan đến môi trường xây dựng bằng kiến thức chuyên ngành sâu;

PLO3:  Áp dụng kiến thức văn hóa đa dạng và các nguyên tắc ứng xử đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững;

PLO4: Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

PLO5*: Có kỹ năng dẫn dắt nhóm làm việc; tổ chức và quản trị và kỹ năng trình bày báo cáo kỹ thuật;

PLO6*: Vận dụng các kiến thức mới nhằm nâng cao năng lực tổ chức, quản trị trong lĩnh vực kiến trúc và đô thị;.

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, nhận bằng thạc sỹ chuyên ngành Kiến trúc công trình, người được đào tạo có thể đảm nhiệm được các công việc tại các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp sau: 

- Chuyên viên làm việc độc lập, hoặc phụ trách các nhóm chuyên viên thực hiện công tác quản lý và triển khai thực hiện các vấn đề liên quan đến chuyên ngành như: Đồ án quy hoạch, Kiến trúc, Quản lý xây dựng cơ bản, Các ban quản lý các khu công nghiệp, Công ty tư vấn thiết kế, Các nhà máy xí nghiệp... và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai các đề tài nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng nói chung và lĩnh vực quy hoạch và kiến trúc công trình nói riêng.

- Tham gia giảng dạy, đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Các lĩnh vực công tác có thể phân chia theo các chuyên ngành như sau:

- Lĩnh vực quản lý nhà nước: Bộ Xây dựng; Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố; Viện quy hoạch các tỉnh thành phố; các bộ phận chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp; các Ban quản lý dự án của bộ Xây dựng các tỉnh, thành phố và các huyện…

- Lĩnh vực tư vấn: các Tổng công ty, công ty tư vấn xây dựng – kiến trúc.

- Lĩnh vực nghiên cứu: các Viện nghiên cứu quy hoạch, kiến trúc; Viện nghiên cứu vật liệu xây dựng; Viện nghiên cứu xã hội – đô thị.

- Lĩnh vực đào tạo: các Trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành xây dựng, kiến trúc; Viện nghiên cứu xây dựng trong các trường đại học.

- Lĩnh vực thi công: các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng – kiến trúc

5. Chương trình đào tạo

5.1. Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu

Số

Tên học phần

Số TC

Loại học phần

Học kỳ

Ghi chú

 

Cho phép sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học học trước

TT

Bắt buộc

Tự chọn theo định hướng

Tự chọn tự do

A.

Kiến thức chung và bổ trợ (7 tín chỉ)

1

Quản trị học

2

2

 

 

1

KTS2020

 

2

 Phương pháp luận NCKH

2

2

 

 

1

 

 

3

Triết học

3

3

 

 

1

 

 

B.

Kiến thức ngành (Học viên chọn học đủ 21 tín chỉ trong số 67 tín chỉ cung cấp, trong đó tổng số tín chỉ tích luỹ của học phần Tự chọn theo định hướng không ít hơn 15)

1

 Kiến trúc sinh khí hậu

3

 

x

 

2

 

 

2

 Kỹ thuật thi công hiện đại

2

 

x

 

2

 

x

3

 Kỹ thuật GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị

2

 

x

 

2

 

x

4

 Đô thị hóa và Phân bố dân cư

2

 

x

 

2

 

x

5

 Kỹ thuật thông gió và điều hòa không khí

2

 

x

 

2

 

x

6

 Quy hoạch giao thông đô thị

2

 

x

 

2

 

x

7

 Quản lý môi trường đô thị

2

 

x

 

2

 

x

8

PBL2: Thiết kế chung cư

3

 

 

x

1

KTS2020

 

9

PBL3: Thiết kế trường THPT

3

 

 

x

1

KTS2020

 

10

PBL6: Kiến trúc công nghiệp

3

 

 

x

1

KTS2020

 

11

PBL7: Quy hoạch đô thị

3

 

 

x

1

KTS2020

 

12

PBL 4: thiết kế khách sạn

3

 

 

x

1

KTS2020

 

13

PBL 5: Thiết kế nhà thi đấu TDTT

3

 

 

x

1

KTS2020

 

14

Chuyên đề KT bền vững

2

 

x

 

3

KTS2020

 

15

Chuyên đề Quản lý Nhà nước trong KT và Quy hoạch

2

 

x

 

3

KTS2020

 

16

Chuyên đề tổ chức Không gian Công cộng

2

 

x

 

3

KTS2020

 

17

Lý thuyết kiến trúc

3

 

x

 

3

KTS2020

 

18

Vật lý công trình xây dựng 1

2

 

x

 

3

KTS2020

 

19

Vật lý công trình xây dựng 2

2

 

x

 

3

KTS2020

 

20

Vật lý công trình xây dựng 3

2

 

x

 

3

KTS2020

 

21

Chuyên đề phân tích định lượng trong KT và QHĐT

2

 

x

 

3

KTS2020

 

22

Mô hình hóa thông tin xây dựng BIM

3

 

x

 

3

 

x

23

Lãnh đạo và quản lý

2

 

x

 

3

 

x

24

Công bố khoa học

2

 

x

 

3

 

x

25

 Giải pháp Kết cấu đặc biệt cho Thiết kế Kiến trúc

2

 

x

 

3

 

x

26

 Quản lý dự án

2

 

x

 

3

 

 

27

 Sinh thái học

2

 

x

 

3

 

x

28

Lý thuyết KTCQ

2

 

x

 

3

 

 

C.

Dự án, chuyên đề nghiên cứu (Học viên chọn học đủ 17 tín chỉ trong số 23 tín chỉ cung cấp)

1

Chuyên đề KT 1: Lý thuyết sáng tác nâng cao

2

x

 

 

1

 

 

2

 Chuyên đề QH 1: Môi trường sống trong không gian đô thị

3

x

 

 

1

 

 

3

 Chuyên đề KT 2: Hình thức Kiến trúc Đô thị qua các case studies

2

 

x

 

2

 

 

4

 Chuyên đề QH 2: Hình thái học đô thị

2

 

x

 

2

 

 

5

 Chuyên đề KT 3: Kiến trúc và văn hóa

2

x

 

 

1

 

x

6

Chuyên đề KT 4: Tham quan Kiến trúc Việt Nam

2

 

x

 

2

 

 

7

 Chuyên đề KT 5: Thiết kế đô thị

2

 

 x

 

2

 

 

8

 Chuyên đề KT 6: Kiến trúc Đông Dương

2

 

x

 

2

 

x

9

 Chuyên đề KT 7: Công trình xanh

2

x

 

 

1

KTS2020

 

10

 Chuyên đề QH 3: Lý thuyết Quy hoạch đương đại

2

 

x

 

2

 

 

11

 Chuyên đề QH 4: Luật kiểm soát Kiến trúc đô thị

2

x

 

 

1

 

x

D.

Thực tập

0

 

 

 

 

 

 

E.

Luận văn Tốt nghiệp

15

15

 

 

4

 

 

5.2. Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng

Số

Tên học phần

Số TC

Loại học phần

Học kỳ

Ghi chú

 

Cho phép sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học học trước

TT

Bắt buộc

Tự chọn theo định hướng

Tự chọn tự do

A.

Kiến thức chung và bổ trợ (7 tín chỉ)

 

 

1

Quản trị học

2

x

 

 

1

KTS2020

 

2

 Phương pháp luận NCKH

2

x

 

 

1

 

 

3

Triết học

3

3

 

 

1

 

 

B.

Kiến thức ngành (Học viên chọn học đủ 37 tín chỉ trong số 91 tín chỉ cung cấp, trong đó tổng số tín chỉ tích luỹ của học phần Bắt buộc và Tự chọn theo định hướng không ít hơn 28)

1

Lý thuyết sáng tác nâng cao

2

x

 

 

1

 

 

2

 Kiến trúc sinh khí hậu

3

x

 

 

1

 

 

3

 Môi trường sống trong không gian đô thị

3

x

 

 

1

 

 

4

 Hình thái học đô thị

2

 

x

 

2

 

 

5

 Hình thức Kiến trúc Đô thị qua các case studies

2

 

x

 

2

 

 

6

 Kỹ thuật thi công hiện đại

2

 

x

 

2

 

x

7

 Kiến trúc và văn hóa

2

x

 

 

1

 

x

8

 Kỹ thuật GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị

2

 

x

 

2

 

x

9

 Đô thị hóa và Phân bố dân cư

2

x

 

 

1

 

x

10

 Kỹ thuật thông gió và điều hòa không khí

2

 

x

 

2

 

x

11

 Quản lý môi trường đô thị

2

 

x

 

2

 

x

12

 Thiết kế đô thị

2

 

x

 

2

 

 

13

 Kiến trúc Đông Dương

2

 

x

 

2

 

x

14

PBL2: Thiết kế chung cư

3

 

 

x

1

KTS2020

 

15

PBL3: Thiết kế trường THPT

3

 

 

x

1

KTS2020

 

16

PBL6: Kiến trúc công nghiệp

3

 

 

x

1

KTS2020

 

17

PBL7: Quy hoạch đô thị

3

 

 

x

1

KTS2020

 

18

PBL 4: thiết kế khách sạn

3

 

 

x

1

KTS2020

 

19

PBL 5: Thiết kế nhà thi đấu TDTT

3

 

 

x

1

KTS2020

 

20

Chuyên đề KT bền vững

2

 

x

 

2

KTS2020

 

21

Chuyên đề Quản lý Nhà nước trong KT và Quy hoạch

2

 

x

 

2

KTS2020

 

22

Chuyên đề tổ chức Không gian Công cộng

2

 

x

 

2

KTS2020

 

23

Lý thuyết kiến trúc

3

 

x

 

2

KTS2020

 

24

Vật lý công trình xây dựng 1

2

 

x

 

2

KTS2020

 

25

Vật lý công trình xây dựng 2

2

 

x

 

3

KTS2020

 

26

Vật lý công trình xây dựng 3

2

 

x

 

3

KTS2020

 

27

Chuyên đề phân tích định lượng trong KT và QHĐT

2

 

x

 

2

KTS2020

 

28

Quy hoạch giao thông đô thị

2

 

x

 

3

 

x

29

Mô hình hóa thông tin xây dựng BIM

3

 

x

 

3

 

x

30

Lãnh đạo và quản lý

2

 

x

 

3

 

 

31

 Giải pháp Kết cấu đặc biệt cho Thiết kế Kiến trúc

2

 

x

 

3

 

x

32

 Công trình xanh

2

 

x

 

3

KTS2020

 

33

 Lý thuyết Quy hoạch đương đại

2

 

x

 

3

 

x

34

 Luật kiểm soát Kiến trúc đô thị

2

x

 

 

3

 

x

35

 Quản lý dự án

2

 

x

 

3

 

 

36

 Sinh thái học

2

 

x

 

3

 

x

C.

Thực tập (7 TC)

1

Thực tập khảo cứu Kiến trúc cổ Việt Nam

5

x

 

 

4

 

 

2

Thực tập doanh nghiệp

2

x

 

 

4

KTS2020

 

D.

Đề án tốt nghiệp (9TC)

9

9

 

 

4

 

 

Kế hoạch học tập có thể được điều chỉnh tùy theo yêu cầu thực tiễn và phụ thuộc vào sự lựa chọn các học phần tự chọn của học viên.

6. Đối tượng và nội dung tuyển sinh

 Người dự tuyển học cao học phải qua kỳ xét tuyển do trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng tổ chức theo chương trình và chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cụ thể hàng năm.

Người dự xét tuyển phải có trình độn ngoại ngữ bậc 3/6 trên khung năng lực 6 bậc của Việt nam hoặc tương đương.

Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ:

(i) Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc một trong năm ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung;

(ii) có bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là một trong năm thứ tếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung; Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành;

(iii) có bằng tốt nghiệp đại học trong nước mà chương trình đào tạo chuyên môn được dạy bằng một trong năm thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, không qua phiên dịch;

(iv) Có chứng chỉ IELTS từ 4.0 hoặc TOEFL ITP từ 400 hoặc TOEFL iBT từ 32 hoặc TOEIC từ 400 điểm trở lên hoặc tương đương, còn trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự xét tuyển cao học. Các chứng chỉ này phải được cấp bởi các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế có thẩm quyền.

Điều kiện dự xét tuyển

Người dự tuyển đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành Kiến trúc. Thí sinh đăng ký xét tuyển chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên (điểm trung bình chung học tập toàn khóa từ 7,0 trở lên, theo thang điểm 10; hoặc từ 2,5 trở lên, theo thang điểm 4) hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.

Không phân biệt thí sinh tốt nghiệp từ Đại học Công lập hay Đại học Dân lập.

Người dự thi phải có đủ sức khỏe để học tập.

Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của trường.

 

Thông tin chi tiết: Liên hệ PGS. TS. KTS. Nguyễn Anh Tuấn (ĐT 09035050-ba-hai)


OTHER INFORMATION