Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Chương trình đào tạo mở mới

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa tham gia tư vấn chuyên môn về công tác quy hoạch đô thị mới Hòa Vang

01/06/2024 08:28

Sáng 31/5/2024, tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã diễn ra Hội thảo khoa học Đô thị mới Hòa Vang - Tầm nhìn và thách thức. Hội thảo nhằm thảo luận giải pháp quy hoạch đô thị Hòa Vang trong tương lai, đặc biệt trong giai đoạn thành phố  Đà Nẵng đang tổng lực hỗ trợ Hòa Vang lên thị xã vào năm 2025.

Hội thảo dưới sự chủ trì của ông Phan Văn Tôn - Chủ tịch UNBD Huyện Hòa Vang cùng sự tham gia của Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Về phía Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng có 02 nhà khoa học tham dự gồm: PGS.TS Tô Thúy Nga và TS. Lê Hùng - Giảng viên Khoa Xây dựng Công trình thủy.


Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã đề cập những mô hình phát triển đô thị mới Hòa Vang, giải pháp khắc phục những bất cập để thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như giải pháp kết hợp khai thác du lịch sinh thái trong đô thị Hòa Vang.

Trong phát biểu đề dẫn Hội thảo, ông Đinh Thế Vinh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng cho biết, theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, năm 2025 Hòa Vang đủ điều kiện thành lập thị xã với chức năng là trung tâm hành chính, trung tâm kinh tế đa ngành, cửa ngõ kết nối với các huyện Tây Bắc Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, có hạ tầng kỹ thuật xã hội đồng bộ. Để phát triển Hòa Vang đồng bộ, hài hòa rất cần chuyên gia tư vấn, đóng góp các giải pháp, nhất là giải pháp phát triển đô thị hài hòa với cộng đồng dân cư bản địa, văn hóa địa phương; giải pháp phát triển đô thị gắn với đô thị cũ và tầm nhìn lâu dài thì Hòa Vang sẽ là khu vực mở rộng của đô thị loại I Đà Nẵng.


Đại biểu tham dự Hội thảo

KTS. Tô Văn Hùng - Bí thư huyện ủy Hòa Vang (nguyên Trưởng khoa, Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng) cho biết: sự phát triển nhanh chóng của Hòa Vang trong thời gian qua đang làm biến dạng hệ sinh thái đặc trưng. Những tuyến đường giao thông huyết mạch chia cắt những khu rừng, mảng xanh, nhiều thôn xóm lâu đời đã bị xóa đi. Đa dạng sinh học ở Hòa Vang cũng đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng bởi tình trạng các khu tái định cư xây dựng tràn lan; các tuyến giao thông kết nối mở ra cho lĩnh vực kinh tế nhiều cơ hội phát triển. Nhưng đây là con đường ngắn nhất cho sự xâm phạm môi sinh ở hệ sinh thái phía Tây Đà Nẵng.

Cũng theo KTS. Tô Văn Hùng, Hòa Vang là vùng đất hội đủ nhiều lợi thế từ vị trí, vai trò, điều kiện tự nhiên, đặc trưng địa hình cho đến văn hóa - lịch sử, kinh tế - xã hội, tuy nhiên kiến trúc cảnh quan Hòa Vang chưa tạo dựng được dấu ấn cảnh quan đặc trưng. Chất lượng sống của các cộng đồng dân cư cũng chưa cao, chưa tạo được bản sắc, văn hóa và lối sống riêng cho cộng đồng này.

Từ thực tế đó, KTS. Tô Văn Hùng nêu ra 06 giải pháp tổ chức không gian cảnh quan cho Hòa Vang phát triển bền vững. Cụ thể, cần giữ gìn sự đa dạng sinh học; cần thiết kế hài hòa với các nguyên tắc của tự nhiên; đảm bảo tính gắn kết giữa các nhân tố cảnh quan; phát triển đô thị ở mức phù hợp với "ngưỡng" của môi trường; phục hồi hệ sinh thái bằng cách "chữa lành" những tổn thương do con người gây ra; duy trì mảng xanh và hồ điều tiết trong đô thị.


TS. Lê Hùng và PGS.TS Tô Thúy Nga tham gia tư vấn chuyên môn về công tác quy hoạch đô thị mới Hòa Vang

Chia sẻ tại Hội thảo, TS. Lê Hùng và PGS.TS Tô Thúy Nga - Giảng viên Khoa Xây dựng Công trình thủy đã nêu lên các tác động của lũ lụt đến quá trình phát triển quy hoạch huyện Hòa Vang trong thời gian đến. Đồng thời kiến nghị Huyện Hòa Vang cần thực hiện một số biện pháp như xác định lại mốc phòng chống lụt bão cho khu vực hạ lưu Vu Gia là Trạm An Trạch hoặc tạm thời căn cứ vào mực nước Ái Nghĩa để ứng phó; xây dựng mức báo động lũ trên sông Túy Loan và Cu Đê; xây dựng bản đồ di dân khi lũ ảnh hưởng; đánh giá ngập lụt chi tiết khu vực Hòa Vang ứng với đồ án (Quy hoạch chung 2030-2045); đánh giá ảnh hưởng của các tuyến đường mới xây dựng và sự vận hành lũ trên các hồ chứa lớn trong Huyện như Hồ Đồng Nghệ…

Ngoài các ý kiến trên, Hội thảo cũng ghi nhận nhiều giải pháp giá trị giúp Hòa Vang vượt qua những thách thức đang đối diện để phát triển hài hòa, bền vững.

Biên tập: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN