Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Chương trình đào tạo mở mới

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Đại học Đà Nẵng làm việc với Trường Đại Học Bách Khoa về công tác đầu tư cơ sở vật chất đến năm 2030

23/05/2024 13:43

Chiều ngày 22/5/2024, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn - Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng đã chủ trì buổi làm việc với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) về công tác đầu tư cơ sở vật chất; xây dựng tiêu chuẩn định mức máy móc thiết bị chuyên dùng và tiêu chuẩn định mức diện tích công trình sự nghiệp đến năm 2030.


Toàn cảnh cuộc họp

Tham dự buổi làm việc, về phía Đại học Đà Nẵng có đại diện Ban Quản lý cơ sở vật chất và Đầu tư; Ban Kế hoạch tài chính. Về phía Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN có PGS.TS Nguyễn Đình Lâm - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu - Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS Lê Tiến Dũng và TS. Huỳnh Phương Nam - Phó Hiệu trưởng; Trưởng các đơn vị: Phòng Cơ sở vật chất, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế hoạch - Tài chính.


PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn - Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng (bên phải) phát biểu chỉ đạo

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn - Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng nhấn mạnh việc xác định nhu cầu đầu tư giai đoạn trung hạn 2026-2030 cho Trường Đại hoc Bách khoa, ĐHĐN là rất quan trọng và cấp thiết. Thầy nhấn mạnh, việc này cần sự thống nhất và hợp tác chặt chẽ từ tất cả các bên liên quan để đảm bảo rằng các mục tiêu, chiến lược được đề ra sẽ được đạt được trong thời gian và ngân sách nhất định. Đồng thời yêu cầu Nhà trường cần xác định rõ nhu cầu và tính khả thi của các dự án, xác định tiêu chuẩn định mức diện tích và địa điểm triển khai. Đối với các dự án có mức đầu tư kinh phí lớn cần cân nhắc thật kỹ, tránh trùng lắp dự án ODA.


PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu

Thay mặt Trường Đại học Bách khoa, PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu - Hiệu trưởng đã báo cáo tổng quan về tình hình Cơ sở vật chất (CSVC) thực tế hiện nay.. Thầy cho biết, một số CSVC của Trường do nhu cầu sử dụng nhiều nên đã xuống cấp. Nhà trường rất cần sự đầu tư về CSVC để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, thực hành của giảng viên, sinh viên đặc biệt là trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.


TS. Phạm Thành Hưng - Trưởng phòng CSVC đã báo cáo về định hướng phát triển của Nhà trường

Đại diện Phòng Cơ sở vật chất, TS. Phạm Thành Hưng - Trưởng phòng đã báo cáo về định hướng phát triển của Nhà trường trong những năm tiếp theo cũng như trình bày về Bản đồ quy hoạch Nhà trường đến năm 2030 để bố trí các dự án nếu được đầu tư.  TS. Phạm Thành Hưng cũng đề xuất, kiến nghị Đại học Đà Nẵng xem xét hỗ trợ các nội dung sau:

- Trường ĐHBK đề xuất được rà soát, bổ sung danh mục trong Tiêu chuẩn định mức máy móc thiết bị chuyên dùng;

- Đề xuất ĐHĐN xây dựng hệ thống CSDL điện tử để dễ dàng đối chiếu, so sánh danh mục tiêu chuẩn định mức máy móc thiết bị khi được cập nhật, bổ sung;

- Đề xuất ĐHĐN tổ chức các lớp tập huấn, mời chuyên gia về đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn và cấp chứng chỉ liên quan đến công tác quản lý và đầu tư cơ sở vật chất;

- Đề xuất Ban CSVC & ĐT thường xuyên tổ chức giao ban chuyên đề CSVC để bộ phận phụ trách CSVC các trường thành viên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, quy trình thủ tục quản lý đầu tư CSVC theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Đề xuất ĐHĐN tổng hợp và chia sẻ CSDL các đơn vị tư vấn có năng lực chuyên môn tốt và uy tín cao để các trường thành viên có thể mời tham gia tư vấn các dự án đầu tư CSVC của đơn vị.

Hai bên đã thảo luận và đi đến thống nhất những nội dung của cuộc họp với tiêu chí chia sẻ và đồng hành cùng nhau để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.


Hai bên trao đổi thảo luận thống nhất các bước triển khai

PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu bày tỏ sự cảm ơn đến đoàn công tác đã lắng nghe và có những góp ý chuyên môn về cơ sở vật chất của trường. Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tiếp thu và nỗ lực cải thiện một cách tốt nhất để mang đến môi trường học tập, làm việc an toàn khang trang cho toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên. Bên cạnh những hạn chế cần được tháo gỡ, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cũng ghi nhận sự cố gắng của Nhà trường trong công tác sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất cho đến hiện tại. Đối với các kiến nghị từ Nhà trường, Ban Lãnh đạo Đại học Đà Nẵng sẽ xem xét và  hỗ trợ hết sức để Trường Đại học Bách khoa có thể được đầu tư cơ sở vật chất xứng đáng với quy mô và tầm vóc của Nhà trường.

Buổi làm việc đã diễn ra thành công tốt đẹp, đây là một dịp quan trọng để Trường Đại học Bách khoa và Đại học Đà Nẵng cùng nhau thảo luận và đề ra các kế hoạch cụ thể về đầu tư cơ sở vật chất trong tương lai. Điều này giúp cải thiện chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN.

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng