Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Chương trình đào tạo mở mới

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Seminar “Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng nhà phố tại Đà Nẵng”

11/05/2023 16:09

Sáng 04/5/2023, tại văn phòng khoa Kiến trúc đã diễn ra seminar với chủ đề “Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng nhà phố tại Đà Nẵng” do Ths. KTS. Trương Nguyễn Song Hạ báo cáo. Đề tài thu hút nhiều ý kiến và sự quan tâm của các thầy, cô khoa Kiến trúc.

Nội dung của hội thảo bao gồm 2 nội dung chính:

            Nội dung thứ nhất là giới thiệu phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong các nghiên cứu điều tra xã hội học, trong nghiên cứu hành vi của con người, đặc biệt rất cần thiết cho các doanh nghiệp, các ngành nghề cung cấp dịch dụ và đáp ứng nhu cầu của con người. Trong bối cảnh thị trường bất động sản và nhu cầu nhà ở khá nhộn nhịp như hiện nay, nghề kiến trúc cũng là một ngành nghề cung cấp dịch vụ và nhu cầu của người sử dụng về nhà ở. Do vậy, việc áp dụng phương pháp thống kê định lượng để nghiên cứu nhu cầu và sở thích của con người khi sử dụng nhà ở là cần thiết.

 Nội dung thứ hai được trình bày là áp dụng phương pháp EFA để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người sử dụng nhà ở (cụ thể là nhà phố) và các yếu tố làm tăng mức độ hài lòng. Từ đó đưa ra mẫu hình lý tưởng về nhà ở loại hình nhà phố, góp phần cải thiện chất lượng thiết kế kiến trúc và đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở của dân cư tại khu vực thành phố Đà Nẵng, đem tới sự hài lòng khi sử dụng nhà ở cho người dân tại khu vực này nói riêng và Việt Nam nói chung. Bài nghiên cứu đã khảo sát 145 người dân sống ở những nhà phố chủ yếu tập trung tại 2 quận trung tâm là Thanh Khê và Hải Châu ở thành phố Đà Nẵng. Những câu hỏi được khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng tập trung vào 3 khía cạnh: Nhân khẩu học, môi trường sống – mối quan hệ xã hội và công năng nhà ở. Từ 3 khía cạnh này, tác giả đã chia thành 5 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng mức độ hài lòng, đó là: Khả năng tiếp cận công trình, an toàn trong công trình, sử dụng công năng nhà ở, yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến công trình và yếu tố chủ quan. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng 2 yếu tố là “an toàn trong công trình” và “công năng nhà ở” tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của người sử dụng nhà phố.

Nghiên cứu đã đưa ra được mô hình đánh giá mức độ hài lòng khi người dân khi sử dụng nhà phố. Tác giả hi vọng mô hình này sẽ hữu ích cho các kiến trúc sư cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp nhà ở.

Kết quả của nghiên cứu

HÌnh ảnh các thầy, cô tham dự buổi hội thảo

Tin và ảnh: Khoa Kiến trúc