Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Tiếp và làm việc với đoàn công tác của Dự án PHER

31/03/2023 09:29

Ngày 24/3/2023, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện Dự án PHER (Partnership for Higher Education Reform) nhằm triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục đại học.


Toàn cảnh buổi làm việc

Buổi làm việc, về phía Trường Đại học Bách khoa có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Hồng Hải - Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng đại diện các đơn vị chức năng và các khoa . Về phía đoàn công tác dự án PHER có Giáo sư Trần Ngọc Anh - Chủ tịch các dự án USAID của Đại học Indiana (Hoa Kỳ) tại Việt Nam; Ông Rchard Hopper - Giám đốc Dự án PHER cùng các chuyên gia của dự án.

A person sitting at a table

Description automatically generated with medium confidence
PGS.TS. Nguyễn Hồng Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, PGS.TS. Nguyễn Hồng Hải đã thông tin đến đoàn công tác về việc xây dựng hệ thống đánh giá cán bộ, giảng viên của Nhà trường; công tác kiểm định và đánh giá chương trình đào tạo được thực hiện bởi bên thứ 3; các hoạt động nhằm thúc đẩy năng lực nghiên cứu, tư duy sáng tạo của giảng viên, sinh viên cũng đang được Nhà trường chú trọng.

Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (PHER) là sáng kiến kéo dài 5 năm nhằm hiện đại hoá ba đại học hàng đầu của Việt Nam và hỗ trợ phát triển hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, nằm trong khung Chương trình Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Đại học của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).


GS. Trần Ngọc Anh – Đại học INDIANA, Mỹ, Chủ nhiệm dự án PHER chia sẻ

GS. Trần Ngọc Anh – Đại học INDIANA, Mỹ, Chủ nhiệm dự án PHER cho biếtChiến lược của PHER tập trung vào 4 trụ cột chính, bao gồm: Chương trình đổi mới quản trị, Chương trình nâng cao chất lượng dạy và học, Chương trình nâng cao năng lực nghiên cứu và Chương trình tăng cường kết nối Đại học-Doanh nghiệp nhằm hỗ trợ trực tiếp ba đại học lớn của Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng). Lồng ghép trong 4 chương trình này là hoạt động cải cách và vận động chính sách về giáo dục đại học, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ sẽ là những chiến lược xuyên suốt, quan trọng để đảm bảo thành công, bền vững lâu dài trong các kết quả của dự án.”


Ông Richard Rodman Hopper – Giám đốc Dự án chia sẻ tại buổi làm việc

Đại diện hai đơn vị đã trao đổi về các cơ hội hợp tác trong việc xây dựng hệ thống đánh giá cán bộ, giảng viên Nhà trường; tập trung phát triển năng lực đội ngũ giảng viên trong việc thiết kế các khoá học hiện đại, số hoá chương trình đào tạo để giúp sinh viên mở rộng tiếp cận với nguồn tài nguyên dạy và học chất lượng cao. Đồng thời phía dự án cũng sẽ hỗ trợ các khoá đào tạo, tập huấn giúp xây dựng lực lượng nòng cốt trong việc đổi mới đại học.


Chụp hình lưu niệm

Kết thúc buổi làm viêc, hai đơn vị đã trao đổi thống nhất sẽ cử ra các đầu mối liên quan làm việc trực tiếp và bàn về các vấn đề cụ thể để có thể bắt đầu triển khai dự án vào tháng 9/2023.

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN