Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Hơn 50 Cán bộ, Giảng viên Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng sôi nổi tham gia chuỗi Hội thảo thuộc dự án BUILD-IT

12/04/2022 16:00

Trong 02 ngày 07 và 08/04/2022, hơn 50 cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã tích cực tham gia các buổi hội thảo với những chủ đề khác nhau do BUILD-IT cùng phối hợp với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng tổ chức. BUILD-IT là dự án thúc đẩy Trường Đại học – Doanh nghiệp thông qua Đổi mới và Công nghệ. Chuỗi hội thảo nhằm hướng đến nâng cao và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với bối cảnh mới và các chương trình đào tạo được thiết kế mới hiện nay.


Toàn cảnh hội thảo

Tham dự chuỗi hội thảo, về phía Trường Đại học Bách khoa, có PGS.TS Nguyễn Hồng Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Phạm Văn Tuấn – Trưởng phòng Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, cùng hơn 50 cán bộ, giảng viên của Nhà trường. Nhà trường cũng chào đón Mr. Jimmy Cervin, Mr. Robert Schoenfeld đến từ Đại học Bang Arizona, là những chuyên gia trình bày trực tiếp tại hội thảo.

Chuỗi hội thảo mang đến 03 chủ đề:

1. “Enhancing Personal Pedagogical Practices: Developing your Philosophy of Teaching” (Củng cố thực hành phương pháp sư phạm cá nhân: Xây dựng triết lý giảng dạy riêng)

2. “21st Century Skills in the Classroom: Teamwork” (Kĩ năng thế kỷ 21: Kĩ năng làm việc nhóm)

3. “Teaching and Learning in the Digital Age: 8 Skills for Successful Online Learning” (Dạy và học trong Kỷ nguyên số: 8 Kĩ năng Học trực tuyến thành công)


Mr. Robert Schoenfeld  đến từ Đại học Bang Arizona trình bày tại hội thảo

Đối với hội thảo “Củng cố thực hành phương pháp sư phạm cá nhân: Xây dựng triết lý giảng dạy riêng”, mục tiêu là hỗ trợ giảng viên xây dựng triết lý giảng dạy thực tiễn, dễ dàng áp dụng. Giảng viên tham gia hội thảo sẽ nhận thấy mỗi cá nhân sư phạm có điểm mạnh, giá trị và quan điểm các nhân riêng quyết định cách tiếp cận giảng dạy của họ. Xây dựng triết lý giảng dạy riêng sẽ cho phép giảng viên hiểu rõ phương pháp giảng dạy, tổ chức quản lý lớp học của chính mình, đồng thời là nền tảng để trau dồi cảm xúc khi giảng dạy.


Các cán bộ, giảng viên được chia thành nhiều nhóm thảo luận

Bên cạnh đó, Hội thảo “Kĩ năng thế kỷ 21: Kĩ năng làm việc nhóm” được thiết kế nhằm củng cố kĩ năng làm việc nhóm cho giảng viên trong môi trường đại học. Người tham dự sẽ tìm hiểu cách xác định thế mạnh, điểm yếu với vai trò thành viên trong nhóm, cũng nắm rõ những vai trò khác nhau của từng thành viên trong quá trình làm việc nhóm.

Hội thảo “Dạy và học trong Kỷ nguyên số: 8 Kĩ năng Học trực tuyến thành công “ được thiết kế hỗ trợ giảng viên dạy học trực tuyến hiệu quả thông qua việc xác định các kĩ năng cần thiết để truyền đạt cho sinh viên, đồng thời giới thiệu những phương pháp thực hành cũng như kĩ năng lấy sinh viên làm trung tâm, nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả học tập tốt trong môi trường học tập trực tuyến. Một số trong những kĩ năng đa dạng được trình bày trong hội thảo bao gồm kĩ năng ra quyết định cá nhân, nhận biết và tiếp cận công nghệ, động lực sáng tạo.

Các hoạt động diễn ra vô cùng sôi nổi trong mỗi buổi hội thảo, như làm việc nhóm, tham gia các khảo sát, tương tác đặt câu hỏi giữa các giảng viên cùng các chuyên gia…


PGS.TS Nguyễn Hồng Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu

PGS.TS Nguyễn Hồng Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường mong muốn các cán bộ, giảng viên tham gia hội thảo sẽ lan tỏa những kiến thức, những phương pháp giảng dạy hữu ích bằng cách đề xuất tổ chức các hội thảo liên quan đến học thuật, đổi mới phương pháp dạy học tại đơn vị mình. Từ đó, tạo nên một làn sóng đổi mới đồng bộ, góp phần thực hiện tốt kế hoạch chiến lược của Nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2035.


Cán bộ giảng viên DUT chụp ảnh lưu niệm cùng các chuyên gia


Cán bộ giảng viên DUT nhận giấy chứng nhận sau khi hoàn thành buổi hội thảo

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN