Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Sinh viên Khoa Kiến trúc đạt Giải Hội Đồng bình chọn Weplay Cuộc Thi Waste Into Art 2021 : Plastic Into Creative - Biến Rác Thải Nhựa Thành Sáng Tạo

31/03/2022 22:53

Sáng thứ hai ngày 28/03 vừa qua, nhóm sinh viên Khoa Kiến trúc Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng nhóm AT043 gồm các sinh viên Bùi Văn Quốc Trung (18KTCLC1), Phan Thị Bích Thảo (18KTCLC1) và Phạm Đình Hồ Trọng Ân ( 17KTCLC1) đã được vinh danh tại Cuộc thi Waste Into Art 2021: Plastic Into Creative – Biến rác thải nhựa thành sáng tạo.

                                                             

Trong bối cảnh các đô thị lớn tại Việt Nam đang đối mặt với vấn đề về rác thải, đồng thời hưởng ứng sự kiện Hà Nội tham gia vào mạng lưới “Các thành phố sáng tạo UNESCO” và tiếp nối thành công từ những cuộc thi trước với mong muốn lồng ghép các kiến thức bảo vệ môi trường vào trong quá trình đào tạo, Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng, Quỹ AIF – Quỹ đổi mới và sáng tạo Kiến trúc, UNESCO, cùng sự đồng hành của Đại sứ quán Anh, Đại sứ quán Italia, công ty XMA và đơn vị truyền thông Tạp chí Kiến trúc, Kiến Việt đã phát động Cuộc thi Waste Into Art 2021: Plastic Into Creative – Biến rác thải nhựa thành sáng tạo.
Cuộc thi được chính thức khởi động từ ngày 12/07/2021 và thu bài ngày 10/10/2021, với hai khối thi: Khối Không chuyên dành cho các bạn sinh viên và Khối Bán chuyên dành cho các nhà thiết kế trẻ dưới 35 tuổi. Và vượt qua những khó khăn ảnh hưởng của dịch bệnh trong năm vừa qua, dự án Waste into Art 2021 đã diễn ra và thu hút được nhiều sự quan tâm, bên cạnh đó đã tổ chức trọn vẹn, thành công buổi Tổng kểt Lễ trao giải cuộc thi " Waste Into Art 2021 " và Kick off Workshop ngày 27/03/2022. Lễ trao giải đã nhận được sự tham gia của đại diện nhà trường, đại diện các đơn vị đồng hành như UNESCO, Đại sứ quán Italy, Đại sứ quán Anh, văn phòng kiến trúc XMA và các đơn vị đồng hành khác. Thêm vào đó là sự góp mặt của các nhóm sinh viên đoạt giải đã bay ra từ Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh,... và các sinh viên trong trường quan tâm tới chương trình.

                                                                   

Tại cuộc thi nhóm AT043 với tình yêu môi trường ấp ủ trong mỗi thành viên và là những bạn trẻ đại diện cho thế hệ trẻ tương lai, đi đầu trong việc xây dựng tiềm thức, thoái quen cho việc sử dụng và tái chế những phế phẩm từ nhựa đúng cách, Quốc Trung - Bích Thảo - Trọng Ân đã xuất sắc tranh tài và vượt qua hơn 70 dự án tiềm năng khác của các bạn sinh viên cũng như các công ty kiến trúc từ Bắc vào Nam. Trong quá trình chấm giải, đại diện các tổ chức và doanh nghiệp tham gia được mời tham gia Hội đồng giám khảo đã đánh giá rất cao phần trình bày của các nhóm tranh tài và cũng như tìm được cho mình những bài thi chất lượng theo các tiêu chí riêng. KTS. Nguyễn Hồng Quang đại diện nhóm WEPLAY đã trao tặng giải hội đồng Weplay cho phương án CORAL SHAPE do nhóm AT043 của Khoa Kiến trúc - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng thiết kế . Mặc dù có đôi chút khó khăn vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong năm vừa qua nhưng nhóm AT043 đã được ban giám khảo đánh giá cao về mặt ý tưởng , tính thực tế , hiệu quả về kinh tế, tính nhân văn cũng như thông điệp lan tỏa đến cộng đồng mà công trình CORAL SHAPE mang lại.

                                                                     

Cuộc thi đã khép lại thành công tốt đẹp, ghi nhận công sức đóng góp của những bạn sinh viên, những KTS trẻ – những người trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết – chung tay giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là một dịp để ba bạn trẻ của chúng ta nhóm AT043 Quốc Trung - Bích Thảo - Trọng Ân có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia, những nhà tài trợ để nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp cho các phương án nhằm hoàn thiện hơn để có thể hiện thực hóa, chuyển giao vào thực tế những kết quả này là một trong những mục đích cao hơn của cuộc thi và để khích lệ tinh thần của thế hệ trẻ các bạn sinh viên hiệt huyết với niềm đam mê sáng tác kiến trúc thân thiện với môi trường, Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng, Quỹ AIF – Quỹ đổi mới và sáng tạo Kiến trúc, UNESCO, cùng sự đồng hành của Đại sứ quán Anh, Đại sứ quán Italia, công ty XMA và đơn vị truyền thông Tạp chí Kiến trúc, Kiến Việt đã trao Chứng nhận, giải thưởng và các suất giải thưởng giá trị cho các bạn sinh viên đạt giải tại cuộc thi WASTE INTO ART 2021 : Plastic into creative - Biến rác thải nhựa thành sáng tạo.

                                                                            
Đôi nét về dự án “ CORAL SHAPE – thế giới san hô, nơi chúng ta như những sinh vật biển bước vào không gian sống trong lòng đại dương xanh ngát bao la ”

                                                           

Sẽ không có gì ngạc nhiên khi chúng ta nói rằng RÁC THẢI NHỰA là thứ khủng khiếp đối với môi trường đại dương do chính con người chúng ta thải ra. Và cụ thể ở đây, để tài nhóm muốn hướng đến và được lấy cảm hứng từ sự tác động của nhựa đến các rạn san hô – những khu rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển, mái nhà của nhiều loài sinh vật biển. Rác thải nhựa là một trong những nguyên nhân hang đầu gây ra những căn bệnh cho san hô như hội chứng tẩy trắng, dải đen…
                         

                        

Trước những hệ lụy ngày càng nghiêm trọng mà san hô đang phải gánh chịu từ các rác thải nhựa, nhóm AT043 đã xây dựng và phát triển dự án “CORAL SHAPE” với địa điểm cụ thể đặt tại quê hương của nhóm – Tp. Đà Nẵng, nơi có vùng biển dài tuyệt đẹp và những rạn san hô kì quan của bán đảo Sơn Trà nhưng đang ngày một bị tác động tiêu cực từ con người.

Ba bạn sinh viên Quốc Trung - Bích Thảo - Trọng Ân  đưa ra một module lấy ý tưởng từ hình dạng của một nhánh san hô là một phần của những rạn san hô với cấu trúc nhiều nhánh phát triển về các hướng khác nhau, tên gọi khoa học là polip. Đó cũng là lí do nhóm em lấy tên gọi cho tác phẩm của nhóm mình là CORAL SHAPE.
 
Tiếp nối sau đó nhóm em đã mô hình hóa ý tưởng để đưa ra được hình khối cuối cùng. Ngoài ra, mỗi nhánh lại được tạo thành từ hàng nghìn các polip nhỏ hơn. Nên sử dụng các chai nhựa để tạo thành một bề mặt chứa hàng nghìn các polip chai nhựa. - Các module bố trí xung quanh nhau tạo thành một “rạn san hô” nhân tạo vô cùng độc đáo trên bãi biển.


 Mỗi module nhóm tạo ra được đặt dưới mỗi gốc cây dừa, nó không chỉ giúp tô điểm thêm bức tranh sinh động về vẻ đẹp của vùng biển Đà Nẵng mà còn mang một thông điệp nhân văn sâu sắc : nâng cao ý thức của người dân và du khách về việc xử lí, tái chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ các rạn san hô và chính những gam màu tươi sáng của mỗi module mang đến như muốn lấy lại vẻ đẹp vốn có của các rạn san hô.

Ban lãnh đạo Khoa và Thầy cô trong Khoa Kiến Trúc – Đh Bách Khoa Đà Nẵng vô cùng tự hào khi đã giảng dạy được các bạn sinh viên đầy ưu tú, nhiệt huyết và tài năng. Chúc các em có thê tích lũy được những kiến thức, kinh nghiệm và sự tự tin để tham gia các cuộc thi khác cũng như thành công trên con đường học vấn, hành nghề kiến trúc sau này.