Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Chương trình đào tạo mở mới

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

04 nội dung nổi bật được thảo luận trong phiên họp Hội đồng hoàn thiện quốc gia PFIEV 2021

07/12/2021 15:08

Chiều ngày 03/12/2021, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã tổ chức phiên họp Hội đồng hoàn thiện quốc gia của Chương trình đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) năm 2021 bằng hình thức trực tuyến trên Microsoft Teams.

A group of people sitting at tables

Description automatically generated with medium confidence
Điểm cầu Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

Tham dự phiên họp, có Ông Dominique Laffly – Đại diện Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Ông Thibaut SKRZYPEK – Phát ngôn viên của tổ hợp PFIEV – Pháp và các đại diện của các trường thuộc Tổ hợp các trường Đại học Pháp; có sự hiện diện của Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT; Bà Vũ Thanh Trúc – Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Sáng chế Pháp, phụ trách hợp tác quốc tế Châu Á và Châu Đại Dương; PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN (đơn vị tổ chức); các thầy cô đại diện cho các trường thuộc Tổ hợp các trường Đại học Việt Nam và một số giảng viên, cựu sinh viên, doanh nghiệp được mời tham dự.

A person sitting at a table with a microphone and flowers

Description automatically generated with low confidence
PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN (đơn vị tổ chức) phát biểu

Phát biểu tại phiên họp, PGS.TS Đoàn Quang Vinh chia sẻ: “Chương trình PFIEV bước qua tuổi thứ 22 gặp phải thử thách các vấn đề chung của toàn cầu và thử thách cho việc đổi mới điều chỉnh khung chương trình đào tạo (CTĐT) phù hợp với Luật Giáo dục Việt Nam có hiệu lực từ năm 2019, đáp ứng với các tiêu chuẩn kiểm định của Ủy ban bằng Kỹ sư Pháp (CTI) và công nhận của tổ chức Châu Âu kiểm định các CTĐT Kỹ sư ENAEE cho thương hiệu EUR-ACE. Hơn 20 năm qua, CTĐT PFIEV đã đạt mục tiêu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn Châu Âu được kiểm định bởi Ủy ban bằng Kỹ sư Pháp… Cải tiến và hoàn thiện liên tục là tất yếu cho sự phát triển, chúng ta cần kế thừa và phát huy những thành quả được chính phủ 2 nước Pháp và Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp và người học công nhận và đánh giá cao cho chương trình PFIEV”.

A person sitting at a table with a computer

Description automatically generated with medium confidence
TS. Lê Quốc Huy – Phụ trách chương trình PFIEV Trường ĐH Bách khoa, ĐHĐN báo cáo tổng kết

Trong phiên họp, Hội đồng đã nghe 02 phần báo cáo tổng kết và đánh giá hoạt động Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao PFIEV giai đoạn 2020-2021 của TS. Lê Quốc Huy - Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN (đại diện cho 04 trường thành viên trong Tổ hợp Việt Nam) và của Ông Thibaut SKRZYPEK đại diện cho các trường thuộc Tổ hợp Pháp.


Phần báo cáo của Ông Thibaut SKRZYPEK đại diện cho các trường thuộc Tổ hợp Pháp

Ông Thibaut SKRZYPEK đại diện cho các trường thuộc Tổ hợp Pháp đã gửi lời chúc mừng chương trình đào tạo PFIEV của các trường thuộc tổ hợp Việt Nam được tổ chức có hiệu quả, tuyển sinh và đào tạo mang lại nhiều kết quả đáng tự hào. Ông cũng đề xuất, các trường thuộc Tổ hợp các trường Đại học Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn cho chương trình PFIEV tại Việt Nam, đặc biệt là trong các chương trình trao đổi sinh viên.

Hội đồng đã cùng trao đổi, thảo luận 04 nội dung nổi bật sau: Công tác về website chung của PFIEV; Triển khai Công tác kiểm định chương trình đào tạo CTI 2022; Thống nhất phương thức đánh giá và cách ra đề các môn toán lý trong CTĐT giai đoạn 1 và  Xây dựng câu lạc bộ doanh nghiệp để quảng bá chương trình.

Sau gần 3 tiếng thảo luận, Hội đồng đã thống nhất các nội dung được đưa ra thảo luận. Về website chung của PFIEV: Website hiện tại đã hoàn thành, các trường tổ hợp Pháp và Việt Nam sẽ cùng trải nghiệm, góp ý để cải thiện trang tốt hơn. Đồng thời, Hội đồng đã thống nhất lựa chọn logo mới cho chương trình PFIEV. Bên cạnh đó, các trường trong Tổ hợp Việt Nam sẽ thống nhất chuẩn hóa tên chương trình đào tạo, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 03/2022 để chuẩn bị cho giai đoạn tư vấn tuyển sinh đại học.


Logo bên trái được thống nhất chọn làm logo của PFIEV (hình mặt trời và cây cầu)

Về công tác kiểm định chương trình đào tạo CTI 2022: các trường thuộc tổ hợp Việt Nam dự kiến hoàn thành báo cáo tự đánh giá trong 12/2021 và sẽ gửi các trường thuộc tổ hợp Pháp kiểm tra và góp ý hoàn thiện.

Về việc thống nhất phương pháp đánh giá và cách ra đề các môn toán lý trong CTĐT giai đoạn 1: các trường tổ hợp phía Việt Nam sẽ họp bàn để thống nhất với sự hỗ trợ của các trường tổ hợp Pháp trong tháng 02 hoặc tháng 03/2022.

Về việc tổ chức thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp để quảng bá chương trình: để phục vụ kịp thời cho công tác tuyển sinh, Đại học Bách khoa ĐHQG TP HCM sẽ phối hợp Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN hoàn tất brochure giới thiệu chương trình, hướng đến thành lập CLB doanh nghiệp trước tháng 3/2022. Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN sẽ đại diện các trường tổ hợp Việt Nam liên hệ Đại sứ quán Pháp, Lãnh sự, phòng Công nghiệp làm việc về danh sách doanh nghiệp Pháp đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.

Cuối phiên họp, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP HCM đã bàn giao công tác điều hành tổ hợp PFIEV Việt Nam cho Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN. PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Đại diện các trường thuộc tổ hợp PFIEV Việt Nam đã gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP HCM đã đảm nhận công tác điều phối chương trình PFIEV tại Việt Nam giai đoạn 2020-2021 với những kết quả tích cực. 

Thầy cũng chúc mừng Hội đồng hoàn thiện quốc gia năm 2021 đã thống nhất đề ra phương hướng hoạt động cho năm 2022. Thầy tin rằng với sự nhiệt huyết và sự hợp tác toàn diện của các bên, Hội đồng sẽ hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra.

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN