Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Chương trình đào tạo mở mới

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Hội nghị trực tuyến về “Hoạch định chiến lược phát triển” và “Hệ thống thông tin hỗ trợ việc ra quyết định” trong khuôn khổ dự án Erasmus+ “Đổi mới quản trị đại học tại Đông Nam Á” (PURSEA)

12/05/2021 20:46

Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 5 năm 2021, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đã tham gia Hội nghị trực tuyến về “Hoạch định chiến lược phát triển” và “Hệ thống thông tin hỗ trợ việc ra quyết định” nhằm phát triển các công cụ hoạch định chiến lược và hỗ trợ triển khai phương thức quản trị tiên tiến trên cơ sở Hệ thống thông tin. Hội nghị này được tổ chức trực tiếp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và trực tuyến với hơn 10 đầu cầu tại các trường thành viên của dự án: Trường Đại hoc Bách khoa – Đại học Đà nẵng cùng với 5 trường Đại học khác của Việt nam: Đại học Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Kinh tế Luật và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2 trường Đại học của Cam-pu-chia: Học viện Công nghệ Cam-pu-chia và Đại học Khoa học Y tế Cam-pu-chia, Văn phòng AUF Hà Nội và các đầu cầu ở châu Âu (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia CNRS, Đại học Lorraine, Đại học Tự do Bruxelles, Đại học Toulon, Đại học Bordeaux Montaigne, Đại học Bretagne Occidentale, Đại học Duisburg-Essen).

A group of people posing for a photo

Description automatically generated
Các đại biểu tham gia trực tuyến và trực tiếp tại hội thảo.

Đây là hai sự kiện được thực hiện để khởi động các gói hoạt động 5 và 6 của dự án “Đổi mới quản trị đại học tại Đông Nam Á” (PURSEA) do chương trình Erasmus+ của Liên minh Châu Âu tài trợ, với sự tham gia của 16 trường đại học và trung tâm nghiên cứu. Đại học Hà Nội là cơ quan điều phối và quản lý các hoạt động tài chính và hành chính của dự án với sự hỗ trợ của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF). Việc thực hiện các gói hoạt động 5 và 6 này cùng với các kết quả đã đạt được của các gói 2, 3 và 4 đã và đang góp phần hoàn thiện việc triển khai đổi mới về quản trị đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng quản trị và chất lượng đào tạo đại học trong tiến trình hội nhập của các trường đại học của Việt Nam và Campuchia, là các đối tác thụ hưởng chính các kết quả của dự án này. Các trường Đại học, các trung tâm nghiên cứu của Châu Âu tham gia rất tích cực vào dự án với vai trò chuyển giao kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực quản trị trường đại học.

Một bước tiến mới quan trọng cho dự án PURSEA.

Dự án PURSEA được xây dựng bao gồm 10 gói hoạt động được ủy thác cho 16 cơ sở thành viên. Sau khi khởi động dự án vào tháng 2 năm 2020 (Gói công việc 1), các hoạt động của gói công việc 2, 3 và 4 được tổ chức thực hiện từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2021, đặc biệt việc tổ chức thực hiện theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Các đối tác thành viên đã tiến hành tự đánh giá khả năng tự chủ, phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức tác động đến chiến lược phát triển và các hoạt động của tổ chức mình. Thông tin phân tích từ các gói công việc này sẽ là cơ sở cho phép các trường thành viên bắt đầu các hoạt động của gói hoạt động 5 và 6.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Giáo sư Jean-Marc Lavest, Giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã nhận định rằng theo các trục chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, khung chiến lược phát triển giáo dục đại học (tầm nhìn 2021-2030 và tầm nhìn 2050) có sự ưu tiên rất cao. Các kết quả nhắm đến từ việc thực hiện dự án PURSEA cũng góp phần vào hiện thực hóa khung chiến lược phát triển này. “Việc chuyển từ lý thuyết sang thực tiễn, từ chẩn đoán đến phát triển chiến lược ở gói công việc số 5 là giai đoạn quan trọng của dự án PURSEA. Đó là một khối lượng công việc to lớn đã được thực hiện trong những điều kiện khó khăn, không thể đi lại, làm việc với các chuyên gia qua hình thức trực tuyến".

Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị về phát triển các công cụ lập kế hoạch chiến lược, Bà Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Đại học Hà Nội, điều phối viên dự án PURSEA cho biết: “Việc khởi động các hoạt động mới này là phần thưởng cho những nỗ lực không mệt mỏi của toàn bộ nhóm dự án PURSEA bất chấp bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra”.

Khởi động gói công việc “Xây dựng bộ công cụ lập kế hoạch chiến lược”.

Đây là sự kiện đầu tiên diễn ra trong các ngày 4 và 5/05/2021 nhằm khởi động gói hoạt động số 5 về việc “Xây dựng bộ công cụ lập kế hoạch chiến lược” trong phát triển các trường Đại học với việc tập huấn cho các điều phối viên dự án về phương pháp xây dựng các định hướng chiến lược trong một lĩnh vực cụ thể như  đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân sự, phục vụ cộng đồng, hệ thống thông tin…, từ chiến lược này xác định mục tiêu cụ thể và kết quả mong đợi, tiến tới lập các kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu.

Công cụ hỗ trợ triển khai dự án dựa trên Hệ thống thông tin hỗ trợ việc ra quyết định.

Với hơn 50 cán bộ và giảng viên đăng ký tham dự, trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng là đối tác tích cực của sự kiện thứ 2 diễn ra trong các ngày 6 & 7/05/2021 là một khoá tập huấn về “Bộ công cụ hỗ trợ triển khai dự án dựa trên hệ thống thông tin hỗ trợ việc ra quyết định”. Khoá tập huấn đã thu hút gần 150 cán bộ, giảng viên, chuyên viên của 8 trường đại học trong khu vực Đông Nam Á. Với hoạt động này, người tham gia đã tìm hiểu về Hệ thống thông tin của một trường đại học nói chung cũng như cách sử dụng Bảng tổng hợp thông tin để đưa ra các quyết định quan trọng trong chiến lược phát triển của một trường đại học.

A collage of a person

Description automatically generated with low confidence

Graphical user interface, application

Description automatically generated
Các đại biểu tham gia trực tuyến tại Buổi tập huấn “Bộ công cụ triển khai dự án dựa trên cơ sở Hệ thống thông tin hỗ trợ việc ra quyết định.

Các kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến sự kiện này đã được trình bày và chia sẻ bởi Bà Sabine Goulin, Tổng Giám đốc Viện Đại học Lorraine (Pháp) và Ông Thierry Bontems, Phụ trách về Quản trị và Chiến lược của Phòng thí nghiệm Khoa học Xã hội PACTE của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS), với sự hỗ trợ của Ông Claude-Emmanuel Leroy, Giám đốc dự án của AUF.

Nguồn: Phòng KHCN&HTQT


Le soutien apporté par la Commission européenne à la production de la présente publication ne vaut en rien approbation de son contenu, qui reflète uniquement le point de vue des auteurs; la Commission ne peut être tenue responsable d’une quelconque utilisation qui serait faite des informations contenues dans la présente publication. 

Dự án này được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu. Tác giả bài viết chịu trách nhiệm về nội dung bài viết. Ủy ban Châu Âu không chịu trách nhiệm về việc sử dụng và truyền tải những nội dung có trong bài viết này.