Đào tạo Sau Đại học

Giới thiệuTin tứcThông báo

Mục tiêu – Chuẩn đầu ra cấp Trường

Chương trình đào tạo mở mới

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

Đề án tuyển sinh

Quy chế - Quy định

Biểu mẫu

Danh sách tốt nghiệp

Quyết định mở ngành

Mẫu văn bằng

Đại học Đà Nẵng tham dự "Hội thảo về Cải tiến, đổi mới và phát triển bền vững theo CDIO"

18/12/2015 01:28

Nằm trong định hướng chung về việc phát triển công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đã được nêu rõ trong Nghị quyết ĐH Đảng bộ ĐHĐN lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020 “Tất cả các CTĐT tại các cơ sở giáo dục đại học thành viên (CSGDĐHTV) được xây dựng theo chuẩn AUN, chuẩn thế giới hoặc theo chuẩn trong nước...”, Đại học Đà Nẵng đã cử đoàn công tác gồm 08 thành viên từ Đại học Đà Nẵng và các CSGDĐHTV tham dự "Hội thảo về Cải tiến, đổi mới và phát triển bền vững theo CDIO", kéo dài 03 ngày (từ 08-10/12/2015) tại Trường Singapore Polytechnic do Tổ chức Temasek Foundation (TF) tài trợ. Đây là một trong những hoạt động khởi động cho Dự án "Đào tạo nâng cao năng lực giảng viên theo phương pháp tiếp cận CDIO" được thiết lập bởi Trường ĐHBK-ĐHĐN và Trường Singapore Polytechnic dưới sự tài trợ của Quỹ Temasek Foundation.

alt

Danh sách Đoàn gồm có:

  1. PGS.TS. Đoàn Quang Vinh – Phó Giám đốc ĐHĐN, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐHĐN
  2. PGS.TS. Lê Cung – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa ĐHĐN
  3. TS. Nguyễn Anh Duy – Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ ĐHĐN
  4. PGS.TS. Phạm Văn Tuấn – Trưởng phòng KT&KĐCLGD, Trường ĐH Bách khoa ĐHĐN
  5. TS. Bùi Minh Hiển – Phó phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa ĐHĐN
  6. TS. Lê Thanh Duy – Phó phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm ĐHĐN
  7. ThS. Đặng Trung Thành – Phó phòng KT&KĐCLGD, Trường ĐH Kinh tế ĐHĐN
  8. Vũ Ngọc Hà – Thư ký Chương trình tiên tiến, Trường ĐH Bách khoa ĐHĐN

Đoàn công tác đã lần lượt tham dự và thảo luận trong các phiên báo cáo do các chuyên gia CDIO hàng đầu trên thế giới trình bày như: Báo cáo Đánh giá kết quả triển khai CDIO trên toàn thế giới và xu hướng phát triển CDIO trong tương lai gần của như GS. Ron J Hugo của Đại học Calgary, Canada; các tham luận về kinh nghiệm và khó khăn, thách thức khi triển khai CDIO tại Trường Singapore Polytechnic, và các Trường tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, ...  Với sự cam kết xuyên suốt của lãnh đạo cao cấp cùng với những thành tựu đổi mới xuất sắc theo phương pháp tiếp cận CDIO, Trường Singapore Polytechnic đã trở thành một trong ba đơn vị lãnh đạo về CDIO tại khu vực Châu Á (CDIO Asian Leaders,  http://www.cdio.org)

alt

Song song với các phiên báo cáo, đoàn chuyên gia của ĐHĐN và các Trường thành viên cũng luân phiên tham dự các phiên tập huấn liên quan đến các tiêu chuẩn trong CDIO như: Sáng tạo trong phương pháp dạy và học; Thiết kế không gian dạy và học hiện đại; Đổi mới trong áp dụng công nghệ số vào dạy và học; Tự đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo; Phát triển bền vững theo CDIO hướng đến Kiểm định chất lượng giáo dục.  Ngoài ra, đoàn công tác được đến thăm quan tìm hiểu và thảo luận với các khoa, trung tâm nghiên cứu, trung tâm phát triển giáo dục, phòng thí nghiệm và xưởng thực hành, nghiên cứu được thiết kế - vận hành theo nguyên lý CDIO của Trường Singapore Polytechnic. 

alt

Với chuyến công tác lần này, đoàn chuyên gia của ĐHĐN và các Trường thành viên đã học tập được nhiều bài học,  kinh nghiệm để chuẩn bị triển khai Dự án CDIO hợp tác với Trường Singapore Polytechnictrong 2 năm 2016-2017.

“...Phương pháp tiếp cận CDIO là phương pháp bao gồm hệ thống các phương pháp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo các khối ngành kỹ thuật, công nghệ, nhưng về bản chất, đây là quy trình đào tạo chuẩn, trên cơ sở chuẩn đầu ra. Quy trình này được xây dựng đảm bảo tính khoa học, logic và tính thực tiễn chặc chẽ. Với bản chất đó, ngoài các chương trình khối kỹ thuật và công nghệ kỹ thuật, CDIO có thể có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết để áp dụng xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau. Có thể nói, hướng tiếp cận CDIO thực chất là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó xây dựng các chương trình và các giải pháp đảm bảo triên rkhai chương trình đào tạo một cách hiệu quả...”(Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Lê Ngọc Quỳnh Lam (2014). Chương trình đào tạo tích hợp – TỪ THIẾT KẾ ĐẾN VẬN HÀNH. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phồ Hồ Chí Minh, TP.HCM)

Tin từ Ban ĐBCLGD, ĐHĐN

http://www.udn.vn/