DHBK

Trường Đại học Bách khoa tham gia phiên làm việc trực tiếp về hỗ trợ kỹ thuật hệ thống giám sát chương trình đào tạo trong khuôn khổ Dự án PHER

29/03/2024 12:52

Sáng ngày 26/3/2024, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã có phiên phiên làm việc trực tiếp với các chuyên gia về hỗ trợ kỹ thuật hệ thống giám sát chương trình đào tạo trong khuôn khổ Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (PHER).


Toàn cảnh buổi làm việc

Tham dự phiên làm việc có GS. Victor Borden - Cố vấn cấp cao về học thuật, Đại học Indiana, Hoa Kỳ; TS. Richard Hopper - Giám đốc Ban Quản lý dự án PHER, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Quản lý Dự án PHER, PGS. TS. Đinh Thành Việt - Trưởng ban Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHĐN, TS. Đặng Trung Thành - Phó Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN. Về phía Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN có PGS.TS. Nguyễn Hồng Hải - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện Lãnh đạo Phòng, Khoa/Bộ môn cùng các giảng viên, chuyên viên của Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN và Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN.


PGS. TS. Nguyễn Hồng Hải - Phó Hiệu trưởng Nhà trường (trái)


Hai bên bàn bạc, trao đổi các nội dung tại buổi làm việc

Dự án PHER nằm trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục đại học của Cơ quan Hợp tác Phát triển Hoa Kỳ (USAID), là sáng kiến kéo dài 05 năm từ năm 2022 đến năm 2026, giao cho Đại học Indiana, Hoa Kỳ làm đơn vị thực hiện dự án. Chiến lược của PHER tập trung vào 04 trụ cột chính, bao gồm: Chương trình Đổi mới Quản trị, Chương trình Nâng cao chất lượng Dạy và học, Chương trình Nâng cao năng lực Nghiên cứu, và Chương trình Tăng cường kết nối Đại học - Doanh nghiệp nhằm hỗ trợ trực tiếp ba đại học lớn của Việt Nam: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng.


Chụp ảnh lưu niệm

Phiên hỗ trợ lần này được tổ chức trực tiếp cho Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN nhằm mục đích xây dựng hệ thống giám sát chương trình đào tạo hiệu quả, đóng góp cho sự củng cố, cải tiến và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong của 02 trường, trên cơ sở tham khảo các thực hành tốt nhất (best practice) của các trường Đại học Hoa kỳ dưới sự tư vấn hỗ trợ của chuyên gia dự án PHER.

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN