Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng lập kỷ lục hat-trick! tại vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Thiết kế với TI MCU 2012
02/11/2012 07:23
Hôm qua (1/11/2012) tại Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã diễn ra vòng chung kết toàn quốc Cuộc thi thiết kế MCU dành cho SV khối cao đẳng, đại học 2012.
Đây là lần thứ II Công ty Texas Instruments (TI – Hoa Kỳ) phối hợp với các trường cao đẳng, đại học Việt Nam tổ chức cuộc thi này, và là lần đầu tiên, vòng chung kết toàn quốc được tổ chức tại khu vực miền Trung (do Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đăng cai).
Bà Lê Duy Loan (đại diện Texas Instruments - bìa trái ảnh) , Phó GS.TS Lê Kim Hùng - Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Đà Nẵng (bìa phải ảnh) cùng 3 tác giả đội CHIP FC : Lâm Xuân Hùng, Phạm Hữu Nhân, Phạm Văn Vinh đến từ trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Với đề tài: Ngôi nhà thông minh (Smart Home) các chàng trai đến từ ĐH Bách khoa TP.Hồ Chí Minh đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.ảnh: T.Ngọc
Với mục đích khơi dậy và phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong việc thiết kế hệ thống các chip vi điều khiển (MCU) của sinh viên khối đại học, cao đẳng, cuộc thi yêu cầu các tác giả tham dự phải thực hiện một ứng dụng nhất định (làm việc trên nền bộ xử lý chính là MSP430 hoặc ARM Cortex-M3 của TI. SV có thể sử dụng bo mạch MCU mẫu hoặc tự thiết kế phần cứng cũng như phần mềm riêng chạy trên phần cứng này).Ban Giám Khảo sẽ đánh giá mức độ thuyết phục và thành công của đề tài qua hệ thống điện tử ứng dụng đã được thiết kế và thi công. Tiêu chí đánh giá khá đa dạng được xét trên nhiều kỹ năng như: Mức độ hoàn thiện; Tính ứng dụng thực tiễn; Mức độ ứng dụng các thiết bị tương tự của TI; Kỹ năng thuyết trình vấn đề; Phương pháp minh họa và mô phỏng hệ thống được thiết kế.Các nhóm nghiên cứu phải xây dựng hoàn chỉnh báo cáo khoa học trên phần mềm trình chiếu (Slide) bằng tiếng Anh và thuyết trình vừa bằng tiếng Việt vừa bằng tiếng Anh.
Giải nhì (phần thưởng trị giá 1000 USD) được trao cho đội ANONYMOUS, với đề tài: Robot tự động thăm dò địa hình (Automatic Avoiding and Mapping Robot/ảnh trên). ảnh: T.Ngọc
3 thành viên của nhóm đến từ Trung tâm Xuất sắc, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng gồm: Đoàn Thanh Thiện, Trần Hoàng An và Giao Duy Vinh (ảnh tiếp theo).Tại vòng chung kết miền Trung, đề tài nói trên được giao giải Ba.Ngoài giải Nhì, Nhóm Anonymous còn giành luôn giải Đội có phần trình bày hay nhất của cuộc thi (phần thưởng trị giá 200 USD)
Vòng chung kết toàn quốc năm nay có 9 đội tham dự đến từ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2 đội), Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh (2 đội), Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên và Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (1 đội), Trường Đại học Giao Thông Vận Tải (1 đội) và đơn vị chủ nhà, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng có 3 đội đại diện cho KV miền Trung tham dự.
Cuộc thi thiết kế MCU là một sự kiện giáo dục - khoa học – công nghệ lớn.Ở phần thi thuyết trình của các đội, và ngay sau đó là nội dung thảo luận phản biện chuyên sâu (từ phía Ban Gam khảo với các tác giả) về các mẫu thiết kế, chính là cơ hội để người đi trước và thế hệ trẻ đam mê nghiên cứu ứng dụng hôm nay, cùng chia sẻ và đánh giá khách quan nhất những đề tài, ý tưởng sáng tạo, được thiết kế dựa trên các vi điều khiển và thiết bị tương tự của TI. Cuộc thi thiết kế MCU do vậy cũng là diễn đàn, một cơ hội tốt để các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, kỹ sư hàng đầu đến từ Tập đoàn Texas Instruments được gặp gỡ trực tiếp và cùng thảo luận với nhau về cơ hội hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực ứng dụng thiết kế hệ thống điện tử. Các em sinh viên tham gia hội thi được học hỏi thêm nhiều điều rất thú vị và bổ ích từ ý kiến những người đi trước ; từ sự cọ xát, tranh tài với các đội bạn … Quan trọng hơn, kỹ năng sử dụng Anh ngữ chuyên ngành của các em được nâng lên rõ rệt và ý tưởng sáng tạo của các em được khơi dậy, phát huy.
Phó Giáo sư – Tiến sỹ Lê Kim Hùng
Hiệu trưởng Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
(Đơn vị đăng cai Cuộc thi MCU 2012)ảnh: T.Ngọc
Kết quả, Ban giám khảo đã trao giải nhất (với phần thưởng trị giá 2.000 USD) cho đội CHIPFC với 3 thành viên là 3 Lâm Xuân Hùng, Phạm Hữu Nhân, Phạm Văn Vinh đến từ trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh, với đề tài: Nhà thông minh (Smart home). Giải nhì (phần thưởng trị giá 1000 USD) được trao cho đội ANONYMOUS, với đề tài: Robot tự động thăm dò địa hình (Automatic Avoiding and Mapping Robot). 3 thành viên của nhóm đến từ Trung tâm Xuất sắc, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng gồm các bạn: Đoàn Thanh Thiện, Trần Hoàng An và Giao Duy Vinh. Ngoài giải Nhì, Nhóm Anonymous còn giành luôn giải Đội có phần trình bày hay nhất của cuộc thi (phần thưởng trị giá 200 USD). Được biết, tại vòng chung kết miền Trung, đề tài nói trên được giao giải Ba.
Các tác giả nhóm P2K nhận giải Ba. -ảnh: T.Ngọc
Giải ba (phần thưởng trị giá 500 USD) thuộc về đội P2K gồm các thành viên Trà Khuê, Nguyễn Duy Khiêm và Lại Thị Kim Phụng đến từ Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, với đề tài “Thiết kế thiết bị theo dõi và cảnh báo điện tâm đồ qua giao tiếp không dây” (Design Wireless ECG Monitor using the MSP430 Microcontroller). Tại vòng chung kết miền Trung, đề tài nói trên được giao giải Nhì. Như vậy ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng đã thắng lớn khi có 2 đại diện đã giành đến 3/5 giải thưởng của cuộc thi (giải Nhì, Ba và giải Trình bay hay nhất). Một hat-trick ngoạn mục tại cuộc thi thiết kế MCU dành cho SV khối cao đẳng, đại học Việt Nam qua 2 lần tổ chức. Một giải Triển vọng hay Ý tưởng có tiềm năng nhất (trị giá 300 USD) được trao cho đề tài Mini Lab của các tác giả Hoàng Bảo Anh, Đặng Thanh Sơn trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
Các tác giả Hoàng Bảo Anh, Đặng Thanh Sơn trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh với Giải thưởng Triển vọng. ảnh: T.Ngọc
Ngoài ra, tổ chức Sunflower Mission's Engineering & Technology Scholarships dành tặng nhiều suất học bổng cho các sinh viên tham dự thi đạt kết quả cao.
Mỗi suất học bổng trị giá 500 USD cho học viên sau đại học, 300 USD cho SV đại học và 200 USD cho các nghiên cứu viên thuộc các dự án nghiên cứu khoa học. Bà Lê Duy Loan – đại diện TI – nhận xét :
ảnh : T.Ngoc
Những nỗ lực, sự bền bĩ của ý chí để theo đuổi đến cùng với ý tưởng, đề tài của mình ở các em SV Việt Nam chúng ta thật tuyệt vời. Chúng tôi biết rất rõ, các em còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về điều kiện, về môi trường khi đến với cuộc thi và trong quá trình chuẩn bị để góp mặt một cách xứng đáng tại cuộc thi. Về đề tài, điều khiến tôi và một số vị giám khảo rất khâm phục và cảm động, đó là có nhiều đề tài thiết thực, gần gũi với cuộc sống. Các em đã biết thể hiện tính nhân bản – nhân văn của khoa học công nghệ. Thành công lớn nhất của cuộc thi chúng ta ở năm thứ II đó là, tất cả mọi người có mặt và quan tâm đến cuộc thi này đã cảm nhận được tinh thần và ý chí vượt khó, khát vọng và hoài bão vươn lên của SV Việt Nam.
T.Ngọc thực hiện
Theo: ICT DaNang