Cuộc thi Sáng tạo Robocon Đại học Đà Nẵng “ HÀNH TINH XANH-2013”

23/03/2013 14:49

Chuẩn bị lực lượng và sản phẩm sáng tạo Robot dự tranh Vòng chung kết khu vực miền Trung cuộc thi Sáng tạo Robocon 2013 "HÀNH TINH XANH", sáng nay (23/3/2013), tại Nhà tập TDTT – ĐH Bách khoa, đã diễn ra vòng thi cấp Đại học (ĐH) Đà Nẵng.

 

Giây phút quyết định để dành chiến thắng tuyệt đối : Robot bằng tay, từ vị trí đứng dưới đường giới hạn số 2 thực hiện khai hỏa, " bắn " các MẦM vào vùng Mặt Trăng. Nếu MẦM của đội mình đứng trên vùng Mặt Trăng trước tiên, đội nhà đã giành chiến thắng tuyệt đối !. Trong ảnh: Một thành viên đội BKD CPC (một trong 2 đội tuyển thuộc khoa Điện-ĐH bách khoa Đà Nẵng), " bắn " MẦM vào vùng Mặt Trăng.

Tác giả bức ảnh rất đẹp này là Anh Phan Hữu Phát - Tổ Mạng và Thông tin 
- ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.  

 

Trước đó, ngày 26/1/2013, cũng tại Nhà tập TDTT này đã diễn ra vòng thi cấp trường của ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng, với kết quả chung cuộc Kết quả chung cuộc: Giải Nhất: BK-Falcon (Khoa Cơ khí) ; Giải Nhì: BK-VS (Khoa Cơ khí); Giải Ba : đội BKD CPC (khoa Điện) ; Giải Công nghệ : đội BK-Bestmix (khoa Cơ khí) và Giải Ý tưởng thuộc về đội BKD CPC (khoa Điện).

 

Năm 2013, cuộc thi sáng tạo Robocon cấp quốc gia và toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương với chủ đề “ HÀNH TINH XANH - ABU Robocon 2013”, sẽ diễn ra tại Cung Thể thao Tiên Sơn – TP Đà Nẵng.
Đội BK  - FA hoàn thành nhiệm vụ lấy lá ở kho, đem gắn ở các chồi (Sprout) tại bán cầu Nam bên phần sân của đội mình.                                                                               -ảnh: T.Ngọc.


Tham dự vòng thi Sáng tạo Robocon 2013 HÀNH TINH XANH cấp ĐH Đà Nẵng có 12 đội. Trong đó có đến 11 Đội đến từ các Khoa Cơ khí, Cơ khí giao thông, Sư phạm kỹ thuật, Điện tử - Viễn thông và Khoa Điện thuộc ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng (tên Robot của các đội rất dễ nhận biết, đó là BK) và đội QBU–Dreams đại diện duy nhất của ĐH Quảng Bình.

Theo Phó GS.TS Đoàn Quang Vinh – Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng, Trưởng BTC Vòng thi cấp ĐH Đà Nẵng, có mặt tại cuộc thi Sáng tạo Robocon cấp quốc gia từ năm 2002, đến nay, qua 11 năm, ĐH Đà Nẵng, mà hạt nhân luôn là ĐH Bách khoa, vẫn duy trì tốt phong trào nghiên cứu sáng tạo Robocon. ĐH Đà Nẵng vẫn giữ được vị trí nằm trong Top đầu của những Trường-Học viện có tiềm lực và khả năng thi đấu, cọ xát mạnh mẽ, có sự đầu tư và luôn đạt thành tích cao trong các kỳ thi sáng tạo Robocon cấp quốc gia.

 

Tiến sỹ Trương Hoài Chính – Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Đà Nẵng cho biết, tính từ 2003 đến 2012, các đội tuyển “ BK “ đại diện cho ĐH Đà Nẵng vào vòng chung kết quốc gia đã mang về các danh hiệu đầy tự hào:

Năm 2003: chủ đề “ Cầu mây chinh phục không gian” 2 đội vào vòng chung kết Toàn quốc tại thành phố Hồ Chí Minh. Đội DANAMECAROB đã vào vòng 1/8 và đoạt giải Công nghệ.

Năm 2004: chủ đề “Ngưu lang Chức nữ” đội “CKDN” là đại diện duy nhất của ĐH Đà Nẵng tham dự vòng chung kết Toàn quốc tổ chức tại Hà Nội và được đại diện trình diễn mô phỏng.

Năm 2005: chủ đề “Lửa thiêng rực sáng trường thành” 2 đội vào vòng chung kết Toàn quốc tại thành phố Hồ Chí Minh, Đội BKDV vào vòng 1/16, Đội BKD1 vào vòng 1/8 và đoạt giải Công nghệ.

Năm 2006: chủ đề “ Vươn tới đỉnh cao - Xây dựng tòa tháp đôi Petronas” 3 đội BKDV, BKDC, MT-DUT đã vào vòng chung kết Toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng, trong đó BKDC và MT-DUT đã vào đến vòng 1/16.

Năm 2007: chủ đề “Khám phá Hạ long” 2 đội BKDV và BKDC tham dự vòng chung kết toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, đội BKDC đã đoạt chức vô địch toàn quốc- đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Robocon Châu Á -Thái Bình Dưong, được tặng giải “Ý tưởng hay nhất” và Cúp của nhà tài trợ Misumi.

Robot của đội BK-PASSION tiếp tục đi lấy lá ở kho và chuyển cho Robot tự động, Robot tự động sẽ bắt đầu đi gắn (tối thiểu) 3 lá ở vùng bán cầu Bắc (bao gồm 2 lá ở phần sân đội mình và 1 lá ở vùng chung). -ảnh: T.Ngọc
 

Năm 2008: chủ đề “Hái bơ” theo truyền thuyết dân gian Ấn Độ, đội BK VISTA tham dự vòng chung kết toàn quốc tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, đã lọt vào vòng 1/16; đội “Ngũ Hành Sơn” đoạt ngôi Á quân toàn quốc.

Năm 2009: chủ đề “Nhịp trống khải hoàn” 2 đội BKD1 và BKD4 tham dự vòng chung kết toàn quốc tổ chức tại Huế, đội BKD1 đã được tặng giải “Ý tưởng hay nhất”. Đội Robot khoa Cơ khí đã đạt chức Vô Địch “Robot Mìn năm 2009” tại TP Hồ Chí Minh..

Năm 2010: chủ đề “Xây dựng Kim tự tháp” đội BK-MEPRO tham dự vòng chung kết toàn quốc, đã vào vòng 1/8 và đoạt giải Công nghệ do Đài Truyền hình Việt Nam trao tặng.

Năm 2011: chủ đề “Bước tiếp tới tương lai” đội BK-WIKING tham dự vòng chung kết toàn quốc, đã vào vòng đến vòng 1/8 và đoạt giải Công nghệ do Đài Truyền hình Việt Nam trao tặng.

và năm 2012: chủ đề “Lễ hội bánh bao” 2 đội BK-FOCUS và BK-SPIRIT tham dự vòng chung kết toàn quốc tại TP HCM, đội BK-SPIRIT đã đạt Á quân và Giải Công nghệ.


Robot tự động làm nhiệm vụ gắn 3 lá (tối thiểu) ở vùng bán cầu Bắc (bao gồm 2 lá ở phần sân đội mình và 1 lá ở vùng chung).                                                                           -ảnh: T.Ngọc.

 

Phó GS.TS Đoàn Quang Vinh – Phó Giám đốc, Trường BTC vòng thi cấp Đại học Đà Nẵng cũng chia sẻ thêm:

“Cuộc thi hấp dẫn và thu hút SV tham gia vì đây chính là sân chơi trí tuệ thật sự, nơi các em vận dụng những kiến thức đã được đào tạo lẫn các kỹ năng mềm được trau dồi suốt 5 năm, áp dụng dụng vào việc chế tạo Robot.

Không chỉ SV, các Thầy, các Giảng viên cũng vào cuộc. Thầy lo chạy tài trợ cùng SV, Thầy góp ý cho quá trình chế tạo và Thầy chính là người đưa ra ý đồ về chiến thuật, giúp Robocon đội mình chiến thắng”.

 

Khoa Điện - ĐH Bách khoa Đà Nẵng thắng lớn !

 

Giải Nhất: Đội BKD PTC (Khoa Điện - ảnh trên)

Giải Nhì: Đội BKD CPC (Khoa Điện - ảnh tiếp theo)

và Giải Ba: Đội BK-Bestmix (Khoa Cơ khí-ảnh cuối bài).

 

Luật chơi " Cuộc thi Sáng tạo Robocon 2013 - HÀNH TINH XANH "

Theo yêu cầu của Luật chơi, mỗi đội có 2 Robot {1 Robot tự động (One -Automatic Robot must be autonomous completely) và 1 Robot điều khiển bằng tay. Robot bằng tay không được quyền di chuyển vào vùng Trái Đất}.

Tổng trọng lượng của các Robot mà mỗi đội đưa vào thi đấu không được vượt quá 40kg.

Luật chơi cũng quy định nghiêm ngặt : Robot tự động sau khi được khởi động, các thành viên của đội không còn được phép chạm vào robot (trừ trường hợp trọng tài cho phép khởi động lại).

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

Nhiệm vụ của Robot bằng tay (bị giới hạn bởi kích thước 700mm L x 700mm W và 1200mm) là đi lấy lá ở kho, đem gắn ở các chồi (Sprout) tại bán cầu Nam bên phần sân của đội mình; sau đó, chính Robot bằng tay phải gắn đủ 3 chiếc lá (vẫn ở vùng bán cầu Nam).

Nhiệm vụ tiếp theo của Robot bằng tay là tiếp tục đi lấy lá ở kho rồi chuyển cho Robot tự động, Robot tự động bắt đầu đi gắn (tối thiểu) 3 lá ở vùng bán cầu Bắc (bao gồm 2 lá ở phần sân đội mình và 1 lá ở vùng chung). Hoàn thành công việc nầy, Robot tự động mới được phép chạm vào mầm ở cực Bắc.

Robot tự động sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ lấy mầm của đội mình đặt ở vùng cực Bắc và chuyển cho Robot bằng tay.

Và nhiệm vụ nặng nề cuối cùng còn lại sẽ được giao cho Robot bằng tay.

Robot nầy phải đứng dưới đường giới hạn 2 và khai hỏa, " bắn " các MẦM vào vùng Mặt Trăng.

Một khi MẦM của đội mình đứng trên vùng Mặt Trăng trước tiên, xem như đội đó đã giành chiến thắng tuyệt đối !.