Chỉ đạo mới nhất lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27

26/01/2024 08:32

Chủ tịch Quốc hội: Có thể thực hiện cải cách tiền lương từ 1-7-2024

Ngày 19/9/2023, phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu diễn đàn đã dành nhiều thời gian trọng tâm không chỉ vào các vấn đề kinh tế - xã hội mang tính thời sự, ngắn hạn mà còn tiếp cận các vấn đề lớn.

Đáng lưu ý, Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024. Đây cũng là một cú hích cho thị trường lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.

"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"

***

Tại Nghị quyết 124/NQ-CP ngày 07/8/2023, Chính phủ giao Bộ Nội vụ:

Đôn đốc các bộ, cơ quan khẩn trương ban hành đầy đủ các thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm tại các bộ, cơ quan, làm cơ sở thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo vị trí việc làm, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tiếp tục tạo nguồn cải cách tiền lương

Mới đây, tại Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2023 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, có đề cập nội dung:

Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết 27-NQ/TW và Nghị quyết 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII).

Kết luận 50-KL/TW: Chuẩn bị nguồn lực, có lộ trình phù hợp thực hiện chính sách tiền lương

Tại Kết luận 50-KL/TW ngày 28/02/2023 đề cập nội dung: Chuẩn bị nguồn lực, có lộ trình phù hợp thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Nghiên cứu, ban hành chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài vào làm việc trong hệ thống chính trị.

Nghị quyết 01/NQ-CP: Trình lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW

Cụ thể, nội dung đề cập tại Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 do Chính phủ ban hành.

Theo đó, trong phần nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ yêu cầu:

... trình cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW và hoàn thành hệ thống thể chế, chính sách.

Như vậy, dù năm 2023 chưa thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW nhưng sẽ trình cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách chính sách tiền lương trong năm nay.

Nghị quyết 75/2022/QH15: Năm 2023, trình lộ trình cải cách chính sách tiền lương

Trước đó, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội XV đã thông qua Nghị quyết 75/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp, có đề cập nội dung:

Trong năm 2023, trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, trong đó, đặc biệt quan tâm vấn đề lương, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.

Chỉ đạo của Thủ tướng về việc cải cách tiền lương

Mới đây, tại Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2023 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, có đề cập nội dung: "Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết 27-NQ/TW và Nghị quyết 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII)."

Đây là nội dung tại Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 22/7/2022 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Cụ thể, về việc cải cách tiền lương và dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW , điều chỉnh lương hưu (phần NSNN đảm bảo), điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công:

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo cụ thể khả năng cân đối nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW .

Đồng thời, các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ tiết kiệm chi thường xuyên, các nguồn thu được để lại và một phần thu sự nghiệp theo quy định.

Riêng các cơ quan, đơn vị hành chính ở Trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù, dự kiến Quỹ lương mới theo cơ chế được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu có) hoặc theo quy định tại Nghị quyết 01/2021/UBTVQH15 và Quyết định 30/2021/QĐ-TTg ; đồng thời báo cáo cụ thể các tác động tăng, giảm so với quỹ lương hiện hành và khả năng cân đối từ các nguồn được để lại.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW và Nghị định 60/2021/NĐ-CP, trong đó, phải tự đảm bảo phần tiền lương tăng thêm phù hợp với mức tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.

Các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW .

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW , ban đầu việc cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức dự kiến áp dụng từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng Covid-19 nên Trung ương đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức đến thời điểm thích hợp.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/