Tin tức

Lãnh đạoTrường Đại học Bách khoa, ĐHĐN tham dự Tọa đàm bàn tròn về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn

05/09/2024 07:47

Ngày 30/8 vừa qua, trong khuôn khổ sự kiện “Ngày Vi mạch bán dẫn Đà Nẵng năm 2024”, PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu - Hiệu trưởng Nhà trường đã tham gia buổi toạ đàm bàn tròn cùng với đại diện chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo, phát triển và nghiên cứu, sản xuất Vi mạch bán dẫn.

A group of people sitting in chairs in front of a stage

Description automatically generated
PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu - Hiệu trưởng Nhà trường tham gia Hội nghị bàn tròn cùng các chuyên gia trong lĩnh vực Vi mạch bán dẫn

Ngày Vi mạch bán dẫn Đà Nẵng đã thu hút sự góp mặt của gần 500 đại biểu đến từ các bộ, ngành Trung ương; các cơ quan đại diện ngoại giao; các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các cơ sở giáo dục, đào tạo trong và ngoài nước; các chuyên gia, nhà khoa học; các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.

A group of people sitting on a stage

Description automatically generated
PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu - Hiệu trưởng Nhà trường (giữa) chia sẻ tại Hội nghị

Tại buổi toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu cho biết, trong khoảng 30 năm qua, Nhà trường đã đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho lĩnh vực Vi mạch bán dẫn thông qua các ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông; Chương trình tiên tiến Việt - Mỹ: ngành Điện tử viễn thông & ngành Hệ thống nhúng và IoT; các ngành liên quan khác như: Công nghệ thông tin, Cơ điện tử, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá; Chương trình chất lượng cao Việt Pháp (PFIEV)… Khoảng 90% kỹ sư hiện nay làm việc tại các công ty thiết kế vi mạch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều là cựu sinh viên Nhà trường và hiện đang nắm giữ các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực về vi mạch bán dẫn ngày càng cao của các doanh nghiệp và chủ trương phát triển vi mạch bán dẫn của Thành phố, Nhà trường đã khánh thành Không gian Đổi mới sáng tạo (sử dụng miễn phí cho sinh viên và học sinh THPT có nhu cầu học tập và nghiên cứu). Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã mở mới chuyên ngành Vi điện tử - Thiết kế vi mạch, thuộc ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông dành riêng cho lĩnh vực thiết kế vi mạch bắt đầu tuyển sinh từ năm nay, năm 2024. Đây là một trong những chuyên ngành có điểm đầu vào cao của Trường (26.31 điểm).

Để đáp ứng nhu cầu kịp thời nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, Nhà trường đã liên kết, hợp tác cùng với các công ty Candence, Synopsys, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, nhóm Tresemi… để mở các lớp ngắn hạn, lập phòng thực hành, gửi sinh viên đi thực tập, làm đồ án tốt nghiệp thông qua hình thức capstone project tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực này - PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu cho biết thêm.


Tham gia ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa trung tâm nghiên cứu, dào tạo thiết kế Vi mạch bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng và các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Cũng nhân sự kiện này, Nhà trường đã tham gia kí kết thành lập liên minh đào tạo nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn với trung tâm DSAC và các trường đại học trên địa bàn thành phố.

Tin, ảnh: Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN
Biên tập: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN