Development Strategy
04/09/2020 21:22
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỪ 2014 ĐẾN 2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG
Cơ khí Giao thông là một trong những lĩnh vực đang được quan tâm và phát triển trên thế giới. Trong thời đại công nghiệp hóa nhu cầu về phương tiện vận tải cũng như các trang thiết bị động lực phục vụ trong công nghiệp ngày càng cần thiết. Hàng loạt các thành tựu nghiên cứu, cải tiến phương tiện vận tải trên thế giới đang được áp dụng rộng rãi. Xu thế chung hiện nay là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đối với Việt nam, công cuộc CNH và hiện đại hóa đòi hỏi sự thay thế của các phương tiện thô sơ bằng các phương tiên cơ giới và tự động, điều đó là một cơ hội lớn cho các ngành của Cơ khí Giao thông phát triển. Nhu cầu đi lại và vận chuyển ngày càng nâng cao, đặc biệt chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng đòi hỏi phải có sự đổi mới, bổ sung ngành nghề đào tạo của Khoa Cơ khí Giao thông.
Miền Trung, Tây Nguyên là khu vực kinh tế đang còn rất trẻ so với hai đầu đất nước, bên cạnh đó lực lương lao động dồi dào. Các chính sách phát triển kinh tế của khu vực đưa đến vấn đề nhu cầu nguồn lực chất lượng cao đa ngành đa lĩnh vực trong đó các ngành nghề của Khoa Cơ khí Giao thông được quan tâm đáng kể.
Xuất phát từ bối cảnh như trên nhiệm vụ của khoa trong thời gian đến là mở rộng ngành nghề và qui mô đào tạo, chú trọng công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
1. Mục tiêu chung
Khoa Cơ khí Giao thông có nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến Cơ giới hóa trong giao thông vận tải, các hệ thống động lực trong công nghiệp… Mục tiêu hướng đến của Khoa đến năm 2020 là cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, trở thành một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong nước và khu vực.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, các chỉ tiêu phấn đấu của Khoa như sau:
STT
|
Tên chỉ tiêu
|
Kết quả
|
1
|
Tỉ lệ cán bộ giảng dạy lý thuyết – nghiên cứu đạt trình độ tiến sĩ
|
100%
|
2
|
Tỉ lệ học viên sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ, bồi dưỡng sau đại học)
|
20-30%
|
3
|
Tỉ lệ sinh viên/cán bộ giảng dạy
|
20/1
|
4
|
Tỉ lệ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học
|
75-100%
|
5
|
Số bài báo/cán bộ/năm
|
2
|
6
|
Số bằng phát minh, sáng chế/cán bộ/năm
|
0.01
|
7
|
Tỉ trọng kinh phí đầu tư và thu được từ đào tạo và NCKH
|
50% - 50%
|
8
|
Đáp ứng nhu cầu thí nghiệm của sinh viên
|
100%
|
9
|
Tỉ lệ sinh viên trao đổi quốc tế (gửi đi nước ngoài và nhận đào tạo)
|
5%
|
10
|
Tỉ lệ các môn học có giáo trình
|
100%
|
11
|
Tần suất cập nhật lại chương trình đào tạo và giáo trình
|
Tối thiểu 2 năm/1 lần
|
12
|
Tỉ lệ cán bộ có thể dùng tiếng Anh để trao đổi chuyên môn, đọc tài liệu
|
100%
|
13
|
Tỉ lệ các môn học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh
|
10%
|
14
|
Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng
|
100%
|
3. Các định hướng chính để đạt được mục tiêu đề ra
- Tranh thủ mọi nguồn lực để tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Mở rộng quan hệ liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, giao lưu và quảng bá kết quả nghiên cứu.
- III. Những nội dung triển khai
1. Công tác đào tạo
a. Dự kiến các chuyên ngành đào tạo
STT
|
Tên chuyên ngành
|
Năm
mở ngành
|
Bậc đào tạo
|
1
|
Kỹ thuật Cơ khí (Cơ khí Động lực)
|
1977
|
ĐH, SĐH
|
2
|
Kỹ thuật Tàu thủy
|
2008
|
ĐH
|
3
|
Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
|
2019
|
ĐH
|
b. Các số liệu dự kiến
Chỉ tiêu
|
2014
|
2015
|
2017
|
2020
|
ĐH
|
ThS
|
TS
|
ĐH
|
ThS
|
TS
|
ĐH
|
ThS
|
TS
|
ĐH
|
ThS
|
TS
|
Số chuyên ngành
|
1
|
2
|
1
|
3
|
2
|
1
|
3
|
2
|
1
|
|
|
|
Số sinh viên
|
190
|
20
|
8
|
200
|
30
|
9
|
200
|
50
|
10
|
200
|
60
|
12
|
Số môn học
|
90
|
30
|
3
|
150
|
30
|
3
|
90
|
60
|
3
|
90
|
60
|
3
|
Số giờ LT
|
2430
|
675
|
|
4050
|
945
|
|
3375
|
1350
|
|
3375
|
1350
|
|
Số giờ BT
|
405
|
335
|
|
675
|
205
|
|
1015
|
675
|
|
1015
|
675
|
|
Số giờ TH/TN
|
1215
|
335
|
|
2025
|
205
|
|
2360
|
675
|
|
2360
|
675
|
|
2. Cán bộ
* Cán bộ nghiên cứu
Chỉ tiêu
|
2014
|
2016
|
2018
|
2020
|
KS
|
ThS
|
TS
|
KS
|
ThS
|
TS
|
KS
|
ThS
|
TS
|
KS
|
ThS
|
TS
|
Gửi đi đào tạo
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
2
|
|
|
3
|
Tuyển dụng mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Về hưu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
* Cán bộ giảng dạy- nghiên cứu
Chỉ tiêu
|
2014
|
2016
|
2018
|
2020
|
KS
|
ThS
|
TS
|
KS
|
ThS
|
TS
|
KS
|
ThS
|
TS
|
KS
|
ThS
|
TS
|
Gửi đi đào tạo
|
|
2
|
1
|
|
|
2
|
|
9
|
3
|
|
2
|
3
|
Tuyển dụng mới
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
Về hưu
|
|
|
|
|
|
1
|
1
|
|
2
|
|
|
|
* Cán bộ phục vụ giảng dạy – nghiên cứu
Chỉ tiêu
|
2014
|
2016
|
2018
|
2020
|
KS
|
ThS
|
TS
|
KS
|
ThS
|
TS
|
KS
|
ThS
|
TS
|
KS
|
ThS
|
TS
|
Gửi đi đào tạo
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
2
|
|
Tuyển dụng mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
Về hưu
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
3. Định hướng
Định hướng nghiên cứu khoa học trong giai đoạn tới như sau:
Định hướng 1: Nghiên cứu nhiên liệu và năng lượng mới sử dụng trong động cơ đốt trong.
Định hướng 2: Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông.
Định hướng 3: Công nghệ mới áp dụng trên phương tiện vận tải.
Định hướng 4: Nghiên cứu dòng chảy trong máy và thiết bị thủy lực.
Chỉ tiêu
|
2014
|
2016
|
2018
|
2020
|
SN
|
ĐT
|
KQ
|
SN
|
ĐT
|
KQ
|
SN
|
ĐT
|
KQ
|
SN
|
ĐT
|
KQ
|
Định hướng 1
|
12
|
2
|
2
|
8
|
4
|
4
|
10
|
4
|
4
|
10
|
4
|
4
|
Định hướng 2
|
4
|
1
|
1
|
4
|
2
|
2
|
8
|
2
|
2
|
8
|
2
|
2
|
Định hướng 3
|
4
|
1
|
1
|
8
|
2
|
2
|
8
|
2
|
2
|
8
|
2
|
2
|
Định hướng 4
|
|
|
|
4
|
1
|
1
|
8
|
2
|
2
|
8
|
2
|
2
|
SN: số người tham gia nghiên cứu, ĐT: số đề tài nghiên cứu được triển khai; KQ: kết quả nghiên cứu tính trên số bài báo khoa học, sản phẩm nghiên cứu hoặc bằng phát minh/sáng chế.
Thông qua các định hướng trên để nghiên cứu sản phẩm đặc thù mang thương hiệu của Khoa.
4. Cơ sở vật chất
STT
|
Tên PTN
|
Tình trạng
|
Yêu cầu
|
Số bài TH, TN
|
Kinh phí
|
1
|
PTN động cơ
|
Đã có
|
Bổ sung thiết bị, đặc biệt phần điện động cơ và điều khiển.
|
10
|
3 tỷ
|
2
|
PTN ô tô
|
Đã có
|
Bổ sung thiết bị, đặc biệt phần điện thân xe và điều khiển.
|
10
|
2 tỷ
|
3
|
PTN Thủy khí và máy thủy khí
|
Đã có
|
Bổ sung thiết bị, đặc biệt các bài thực hành, thí nghiệm về máy thủy lực và hệ thống truyền động thủy lực.
|
5
|
2 tỷ
|
4
|
PTN máy công trình
|
Chưa có
|
Trang bị mới hiện đại.
|
10
|
3 tỷ
|
5
|
PTN Tàu thủy
|
Chưa có
|
Trang bị mới hiện đại.
|
10
|
5 – 10 tỷ
|
6
|
Xưởng Động lực
|
Đã có
|
Bổ sung thiết bị, đặc biệt các học cụ phục vụ tháo lắp, điều chỉnh.
|
20
|
2 tỷ
|
1. Tình trạng hiện tại
- Về nhân sự: Hiện nay, số cán bộ của khoa là 27 người, trong đó bộ môn ô tô máy công trình 07 (2 TS, 3 ThS, 2 KS), bộ môn Máy động lực 13 (01 PGS.TS, 1 TS, 10 ThS, 1 KS), bộ môn Thủy khí và máy thủy khí 07 (2 TS, 03 ThS, 01 KS, 01 CN). Ngoài ra còn có 5 cán bộ kiêm nhiệm tham gia giảng dạy (1 GS.TSKH, 2 PGS.TS, 2 TS).
- Về cơ sở vật chất: Hiện nay khoa đang quản lý PTN Động cơ và ô tô, PTN Thủy lực và máy thủy lực và Xưởng Động lực. Các thiết bị thí nghiệm hiện đại nhưng vẫn còn thiếu phần xe máy thi công, phần thử nghiệm hệ thống nhiên liệu, phần điện điện tử ô tô, điện – điện tử động cơ và thí nghiệm máy thủy lực. Khi được trang bị thêm cơ sở vật chất sẽ đảm bảo được nhu cầu nghiên cứu khoa học và đào tạo của Khoa.
- Tình hình đào tạo: Hiện nay khoa đang quản lý hơn 900 SV các hệ với 02 ngành đào tạo. Số sinh viên tốt nghiệp trong những năm qua từ 140 - 180 SV/năm, hầu hết đều có việc làm ổn định trong vòng ba tháng sau khi tốt nghiệp. Khoa đang quản lý 8 NCS và 40 học viên cao học Kỹ thuật Kỹ thuât Cơ khí Động lực.
Các chương trình đào tạo đã có sự thay đổi, cập nhật phù hợp với nhu cầu của xã hội đáp ứng định hướng đào tạo nhân lực bậc cao của Nhà trường.
Các quan hệ hợp tác nghiên cứu, đào tạo giữa Khoa và các Trường, Viện nghiên cứu khác được quan tâm và ngày càng được củng cố. Khoa đã thiết lập được một số quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực liên quan như Ô tô Trường Hải, Ô tô Hyundai, Đóng tàu Dung Quất, Vard…
2. Thuận lợi
Có lực lượng cán bộ được đào tạo chính qui và có học vị cao. Được sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo. Cơ sở vật chất của ngành Cơ khí Động lực tương đối tốt, ngành Kỹ thuật tàu thủy đang từng bước được đầu tư.
3. Khó khăn
Số lượng cán bộ của các nhóm ngành còn thiếu, đa phần là cán bộ trẻ thuộc diện cần bồi dưỡng về chuyên môn. Số giờ dạy trung bình của cán bộ giảng dạy (tính cán bộ kiêm nhiệm 200h/năm) hiện nay là 700h/năm. 80% các môn học không có giáo viên thứ 2 đảm nhiệm. Trong giai đoạn đầu khi mở ngành mới (Kỹ thuật tàu thủy) còn thiếu cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất chưa đủ, cần phải bổ sung thêm.
4. Giải pháp triển khai
Tăng cường đội ngũ cán bộ cả về chất và số lượng. Cải thiện và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất đảm bảo tính hiện đại và cập nhập. Tăng cường triển khai các nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực của khoa. Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.
Để có thể thực hiện các nhiệm vụ trên trước mắt đề nghị thành lập Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Cơ khí Giao thông. Thành lập các nhóm nghiên cứu theo các định hướng trên. Tiến đến thành lập Viện nghiên cứu Cơ khí giao thông và Thiết bị động lực.
Thực hiện đánh giá kiểm định các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Phối hợp nghiên cứu với các Viện nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học Nha Trang…Các trường đại học quốc tế như LYON, Grenoble, Osaka….Các liên doanh, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô như TOYOTA, HYUNDAI, Trường Hải, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Đà Nẵng….sẽ là những đối tác quan trọng của Khoa để hợp tác nghiên cứu và triển khai ứng dụng.
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, Khoa rất mong nhận được sự hỗ trợ của các cấp nhằm thu hút cán bộ giảng dạy và phục vụ cho nhu cầu đào tạo và phát triển ngành. Thông qua các quan hệ hợp tác của Trường và Đại học Đà Nẵng tìm kiếm các dự án đầu tư trang thiết bị và bồi dưỡng cán bộ cho ngành đào tạo của Khoa.
Với nhu cầu thực tế của xã hội và xu hướng phát triển của ngành, cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức trong Khoa, kết hợp với sự hỗ trợ của các cấp chắc chắn các mục tiêu đặt ra của chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020 của Khoa Cơ khí Giao thông sẽ thực hiện được. Hy vọng mục tiêu hướng đến trở thành đơn vị nghiên cứu khoa học của Khoa sẽ trở thành hiện thực, đóng góp vào sự phát triển của Trường Đại học Bách khoa và Đại học Đà Nẵng.