Tin tức

Hội thảo “Nâng cao năng lực, kỹ năng viết và công bố bài báo khoa học cho các nhà khoa học và cộng tác viên”

22/05/2024 16:48

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với các trường đại học. Trong đó đội ngũ nòng cốt chính là giảng viên, các nhà khoa học, nghiên cứu sinh và học viên sau đại học. Một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nói riêng và của một trường đại học nói chung trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay là số công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế có uy tín.

Nhằm nâng cao những kỹ năng cơ bản trong viết và công bố bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế cho giảng viên, các nhà khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học của các trường đại học cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sáng ngày 21/5/2024, Tạp chí Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực, kỹ năng viết và công bố bài báo khoa học cho các nhà khoa học và cộng tác viên” tại Hội trường S02.06 của Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN

A group of people sitting at tables in a room

Description automatically generated
Quang cảnh hội thảo

Tham dự hội thảo, có sự hiện diện của ông Dương Hoàng Văn Bản - Phó Giám đốc Sở KH&CN TP. Đà Nẵng; PGS.TS Phạm Anh Đức - Quyền trưởng ban, Ban Khoa học & Hợp tác quốc tế ĐHĐN; TS. Nguyễn Thị Hương Giang - Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ KH&CN.

Về phía Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN có PGS.TS Nguyễn Đình Lâm - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Lê Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường. Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 100 giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Đà Nẵng tham dự.

A person standing at a podium with a microphone

Description automatically generated
Ông Dương Hoàng Văn Bản - Phó Giám đốc Sở KH&CN TP Đà Nẵng chia sẻ

Ông Dương Hoàng Văn Bản - Phó Giám đốc Sở KH&CN TP Đà Nẵng chia sẻ: “Hoạt động viết báo và công bố quốc tế trong những năm gần đây được phát triển mạnh mẽ. Đồng thời chất lượng các bài báo khoa học trên địa bàn thành phố cũng ngày được cải thiện và nâng cao, thể hiện qua việc phần lớn các bài báo gửi về Sở KH&CN đề nghị khen thưởng hằng năm đều thuộc các tạp chí uy tín, được xếp hạng Q1, Q2, có các chỉ số quốc tế cao, các tác giả được khen thưởng đều là những tác giả chính, tác giả liên hệ có vai trò quan trọng. Để đạt được thành quả trên, bên cạnh năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học thì kinh nghiệm và kỹ năng viết, công bố bài báo khoa học là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, thông qua buổi Hội thảo hôm nay, tôi mong rằng các nhà khoa học, các cộng tác viên và quý vị đại biểu có thêm cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng viết và cộng bố khoa học, để các bài báo khoa học được đăng, xuất bản trong thời gian đến luôn đạt chất lượng tốt nhất”.

A person standing at a podium with a microphone

Description automatically generated
PGS.TS Nguyễn Đình Lâm - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN phát biểu

PGS.TS Nguyễn Đình Lâm - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN đã gửi lời cảm ơn đến ban tổ chức hội thảo vì đã tổ chức một chương trình giao lưu chia sẻ kiến thức, kỹ năng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong việc viết bài công bố quốc tế, vô cùng ý nghĩa cho các nhà khoa học, các giảng viên. Thầy mong muốn, hội thảo sẽ tạo sự kết nối giữa các nhà khoa học để cùng thảo luận giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn và tăng cường số lượng các công bố quốc tế có chất lượng trong thời gian tới.

A person standing at a podium

Description automatically generated
TS. Nguyễn Thị Hương Giang - Tổng biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ KH&CN phát biểu

“Hội thảo hướng đến cung cấp nhiều thông tin, kinh nghiệm cho quá trình công bố quốc tế, tạo dựng mạng lưới nghiên cứu giữa các giảng viên, nhà nghiên cứu. Thông qua đó là hỗ trợ kế hoạch phát triển các đề tài, dự án nghiên cứu của giảng viên dài hạn, bền vững và chất lượng” - TS. Nguyễn Thị Hương Giang - Tổng biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ KH&CN cho biết.

Tại hội thảo, đại biểu tham gia đã được nghe 06 bài tham luận, được trình bày bởi 04 giảng viên, nhà khoa học của Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN.


PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Khoa Kiến trúc trình bày tham luận tại Hội thảo

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa, Khoa Kiến trúc đã trình bày 02 tham luận:

(1) Lựa chọn tạp chí khoa học và chủ đề viết bài phù hợp - Những vấn đề cần lưu ý;

(2) Chỉnh sửa bài báo theo yêu cầu của phản biện và giải trình kết quả chỉnh sửa như nào để đạt hiệu quả.

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn đã chia sẻ đến hội thảo các kinh nghiệm lựa chọn chủ đề bài báo khoa học một cách phù hợp, tiêu chí lựa chọn tạp chí khoa học, qua đó hiểu rõ hơn về góc nhìn nghiên cứu, cách thức viết một bài báo khoa học; nhận diện một số “nút thắt” và giải pháp trong việc nâng cao tầm quan trọng của công bố quốc tế.

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn đã trình bày rất chi tiết cùng các ví dụ cụ thể về cách phản hồi kiến nghị của bên phản biện bài báo khoa học.


PGS.TS Hồ Viết Thắng - Phó trưởng khoa, Khoa Hóa trình bày tham luận

PGS.TS Hồ Viết Thắng - Phó trưởng khoa, Khoa Hóa đã trình bày 02 tham luận:

(1) Cấu trúc điển hình của một bài báo khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế;

(2) Kinh nghiệm viết và công bố bài báo khoa học.

PGS.TS Hồ Viết Thắng tập trung truyền đạt nội dung về phân loại các bài báo khoa học, cấu trúc bài báo khoa học (IMRaD); chia sẻ kinh nghiệm về cách trình bày định dạng và cấu trúc bài báo; cách xây dựng bản thảo, cách thức trình bày các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ, hình; kiến thức tổng quan về vấn đề - mục đích - phương pháp đo đạc, phân tích của nghiên cứu, tóm lược những kết quả đã công bố (kết quả, ưu và nhược điểm).


TS. Nguyễn Phước Quý Duy - Giảng viên Khoa Xây dựng Cầu đường trình bày tham luận

TS. Nguyễn Phước Quý Duy - Giảng viên Khoa Xây dựng Cầu đường trình bày tham luận về: Quy trình kiểm duyệt của một bài báo đăng trên tạp chí khoa học. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, TS. Nguyễn Phước Quý Duy đã chia sẻ các bước trong quy trình kiểm duyệt, bao gồm: Chuẩn bị bản thảo và nộp bài - Kiểm tra ban đầu (Pre check) - Phản biện (Peer Review) - Nhận xét của người phản biện (Reviewer Reports) - Chỉnh sửa theo kết quả phản biện - Đánh giá lại (Reassessment) - Chấp nhận và xuất bản (Acceptance - Publication) - Chỉnh sửa trước khi xuất bản - Xuất bản chính thức.


TS. Phạm Anh Đức - Giảng viên khoa Cơ khí trình bày tham luận

TS. Phạm Anh Đức - Giảng viên khoa Cơ khí trình bày tham luận về chủ đề: Tăng tỷ lệ trích dẫn và chống đạo văn bài báo khoa học. Theo TS. Phạm Anh Đức có nhiều cách tăng tỉ lệ trích dẫn liên quan đến việc sử sụng: Từ khóa, trích dẫn, nhận diện tác giả, chia sẻ thông tin… Đồng thời TS. Phạm Anh Đức cũng chia sẻ một số giải pháp để tránh lỗi đạo văn trong bài báo khoa học.

A group of people sitting in a room

Description automatically generated

A group of people sitting in a lecture hall

Description automatically generated

A group of people sitting in a lecture hall

Description automatically generated
Các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên quan tâm tìm hiểu tài liệu về hội thảo

Bên cạnh việc truyền tải các thông tin theo từng nội dung chuyên đề, các giảng viên dự hội thảo đã có rất nhiều câu hỏi cũng như trao đổi với chuyên gia, chứng tỏ mức độ quan tâm và nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề liên quan trong hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học là rất lớn.

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Bách khoa đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động công bố quốc tế như: Ban hành các quy chế, quy định nội bộ tổ chức nhiều hoạt động, biện pháp nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và công bố quốc tế cho đội ngũ giảng viên, nhà khoa học, có chính sách hỗ trợ, khen thưởng thỏa đáng với giảng viên có công bố quốc tế.

A group of people standing in a room

Description automatically generated
Ảnh lưu niệm

Hội thảo giúp cho các giảng viên, nhà khoa học, NCS, học viên của các trường hình dung rõ hơn quá trình công bố một bài báo khoa học quốc tế. Những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn được thể hiện dưới những ví dụ sinh động thực tế trong tham luận của các chuyên gia đã truyền cảm hứng cho giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, học viên các trường có thêm nghị lực để bắt đầu và đi dài, đi xa hơn trên con đường nghiên cứu khoa học.

Tin, ảnh: Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN