Tin tức

Khoa Xây dựng Cầu đường tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan phục vụ xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành BIM&Al thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng

06/03/2022 20:22

Khoa Xây dựng Cầu đường tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan phục vụ xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành BIM&Al thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng.

Ảnh bìa

Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và xu hướng chuyển đổi số trong xây dựng cũng như phù hợp với sự phát triển khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoa Xây dựng Cầu đường đã được trường Đại học Bách khoa giao nhiệm vụ xây dựng và đào tạo chuyên ngành Mô hình thông tin và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng (BIM&Al).


Quy trình phát triển CTĐT theo chuẩn đâu ra đã được áp dụng trong xây dựng đề án

Thực hiện đúng quy trình xây dựng chương trình đào tạo, Khoa đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan gồm Đơn vị tuyển dụng, hội nghề nghiệp, cựu sinh viên, sinh viên và cán bộ giảng viên có liên quan đến chương trình đào tạo được xây dựng dưới hình thức kết hợp trực tiếp và gián tiếp (Hybrid Meetings). Hội thảo là một bước quan trọng trong quy trình phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Các ý kiến của Hội thảo sẽ căn cứ quan trọng để Tổ xây dựng chương trình đào tạo điều chỉnh, hoàn thiện đề án nhằm đảm bảo sự hài lòng của các bên liên quan khi triển khai tuyển sinh, đào tạo và tham gia các hoạt động chuyên sâu về xây dựng. Nếu đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Khoa sẽ tuyển sinh, đào tạo khóa đầu tiên trong năm 2022 dự kiến số lượng 60 chỉ tiêu.

A group of people sitting in a room

Description automatically generated with low confidence
Đại diện cơ quan, doanh nghiệp, cựu sinh viên, sinh viên và cán bộ giảng viên tham dự trực tiếp và đóng góp ý kiến tại hội nghị

Phát biểu khai mạc hội thảo, GVC. TS. Cao Văn Lâm – Trưởng khoa XDCĐ, thành viên tổ soạn thảo đề án đã trình bày rõ ý tưởng về việc xây dựng chương trình đào tạo và mong quý cơ quan, doanh nghiệp, hội nghề nghiệp, cựu sinh viên, sinh viên đóng góp ý kiến một cách chân thành và rõ ràng nhất để Tổ có thể xây dựng được chương trình đào tạo hướng đến người học, đáp ứng được nhu cầu xã hội và có thể triển khai đào tạo một cách thuận lợi nhất. Để xây được bản dự thảo đề án mà trong đó quan trọng nhất là mục tiêu, chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo, Tổ  đã tiến hành khảo sát gần 1000 phiếu khảo sát gồm doanh nghiệp, sinh viên và học sinh chuẩn bị tham gia tuyển sinh vào đại học năm nhằm khảo sát nhu cầu thực sự của ngành đào tạo và khả năng sẵn sàng chọn ngành này để học đối với học sinh chuẩn bị vào đại học hay không. Ngoài ra, vì đây là lĩnh vực mới, còn tiếp tục phát triển nên Tổ đã tham vấn nhiều chuyên gia trong lĩnh vực BIM&Al, các nhà quản lý dựng trong nước và đặc biệt là có sự tham của các giảng viên, giáo sư đang làm việc ở các trường Đại học ở nước ngoài.


GVC. TS. Cao Văn Lâm – Trưởng khoa XDCĐ GVC. TS. Đỗ Việt Hải – Trưởng chương trình đào tạo BIM&Al phát biểu khai mạc hội nghị và trình bày dự thảo đề án

Đại diện tổ xây dựng chương trình đào tạo báo cáo tóm tắt các nội dung cơ bản của đề án gồm mục tiêu, chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo và đầy đủ các cơ sở có liên quan. Chương trình đào tạo được xây dựng là chương trình đào tạo tích hợp cử nhân, kỹ sư với số tín chỉ 130+50 tín chỉ theo thỏa thuận hợp tác giữa 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam. Chương trình đào tạo sẽ tập trung vào việc tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ cho sinh viên với các khối kiến thức cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành và thí nghiệm, thực hành, dự án liên môn. Sau khi tốt nghiệp và làm việc, sinh viên sẽ đạt được 7 chuẩn đầu ra hướng tới thực hiện 2 nhóm công việc chính là xây dựng mô hình thông tin công và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trình phục phụ triển khai công trình xây dựng từ thiết kế, thi công đến vận hành, khai thác công trình xây dựng.

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, các đại biểu khách mời đề nhất trí cho rằng  việc xây dựng và mở mới chương trình đào tạo chuyên ngành BIM&Al là hết sức cần thiết thể hiện sự năng động của Khoa trong việc đón đầu sự phát triển khoa học công nghệ trong xây dựng. Các ý kiến cũng đã đi sâu vào cấu trúc cấu trúc khung chương trình đào tạo; tên, chuẩn đầu ra học phần (CLO) cũng như chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLO). Ngoài ra, các ý kiến của doanh nghiệp, hội nghề nghiệp, viện nghiên cứu cũng lưu ý tổ soạn thảo nên lưu ý hơn nữa đến chính sách phát triển BIM&AL của nhà nước, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp và nhất là dự báo xu hướng phát triển về khoa học công nghệ được tích hợp vào giảng dạy trong chương trình đào tạo.


TS. Đặng Việt Dũng, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam và các đại biểu góp ý trực tiếp và online tại Hội nghị

Bài viết và hình ảnh: Khoa Xây dựng Cầu đường