DHBK

Cơ sở vật chất

10/11/2018 15:38

HỆ THỐNG PHÒNG HỌC

Hệ thống giảng đường được xây dựng đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ Chương Trình Tiên Tiến theo đề án do phủ ban hành năm 2008 với tổng diện tích 381 m2 gồm 5 phòng học và 02 phòng hội trường. Các giảng đường này đáp ứng yêu cầu việc giảng dạy và nghiên cứu, hoạt động của các câu lạc bộ với quy mô nhỏ. Năm 2010, các giảng đường được trang bị thêm hệ thống mạng không dây tốc độ bao bao phủ toàn bộ khuôn viên CTTT, tăng cường thêm năng lực cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Bên cạnh đó, CTTT có thể sử dụng các phòng hội trường lớn của DUT, có sức chứa lên đến 500 chỗ ngồi phục vụ cho nhu cầu tổ chức các hoạt động hội thảo của giảng viên hay các hoạt động văn nghệ của sinh viên. Thêm nữa, để đáp ứng nhu cầu tự học và nghiên cứu của sinh viên, từ năm 2015 CTTT còn bố trí phòng tự học ngay bên cạnh thư viện nội bộ, tạo môi trường tự học và thảo luận nhóm cho sinh viên.

Qua từng năm, hệ thống giảng đường CTTT được nhà trường đầu tư tăng cường về số lượng để đáp ứng được số lượng sinh viên tăng lên theo thời gian. Đặc biệt năm 2014, một phòng học đa phương tiện hỗ trợ học trực tuyến đã được xây dựng. Mục tiêu của việc xây dựng phòng học này nhằm giúp tối ưu hóa thời gian giảng dạy, để giảng viên có thể tập trung nhiều vào việc dạy học và nghiên cứu. Đối với sinh viên, giải pháp này sẽ cung cấp các truy cập vào hệ thống giảng dạy và các nội dung học từ xa bất kỳ ở đâu, lúc nào trong ngày.

PHÒNG HỌC SỐ DISTANCE LEARNING STUDIO

Được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2015, phòng học số DLS với cơ sở vật chất hiện đại và hạ tầng mạng ổn định, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ các hội thảo, hội họp trực tuyến. Bên cạnh đó, phòng học số còn là không gian lí tưởng để giảng dạy và học tập nhóm.

KHU TỰ HỌC

Sau những giờ học ở giảng đường, khu vực tự học là không gian tuyệt vời để các bạn sinh viên tập hợp nhóm để thảo luận, trình bày những vẫn đề và cùng nhau tìm ra giải pháp.

Đến với khuôn viên của khoa KHCN Tiên Tiến, sinh viên có rất nhiều khu vực tự học với không gian yên tĩnh, rất phù hợp để học tập và ngâm cứu.

KHÔNG GIAN VUI CHƠI VÀ SINH HOẠT TẬP THỂ

THƯ VIỆN

Hiện tại, Khoa KHCN Tiên Tiến có một thư viện riêng nội bộ với nguồn tài nguyên học tập phong phú: đầy đủ 100% giáo trình học tập và sách tham khảo; thư viện được trang bị điều hòa nhiệt độ, internet, 1 máy photocopy, 1 máy tính tra cứu dữ liệu và 1 cán bộ phục vụ thư viện; một phòng tự học với bàn ghế đầy đủ liền sát thư viện. Phòng tự học được mở cửa 8h mỗi ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu. Thư viện phục vụ sinh viên mượn sách từ thứ 3, thứ 4 và thứ 6 hằng tuần.

Ngoài ra, sinh viên và giảng viên khoa Khoa Học Công Nghệ Tiên Tiến còn có thể sử dụng một nguồn học liệu phong phú từ 2 cơ sở trung tâm học liệu (TTHL) của Đại học Đà Nẵng trong đó một cơ sở nằm ngay trong khuôn viên trường Đại học Bách Khoa. Cơ sở tại Đại học Bách Khoa có 4 tầng với 1000 chỗ ngồi, 250 máy tính tra cứu, 130 báo tạp chí, 3800 luận văn, luận án tiến sỹ, 1300 tài liệu tham khảo, 51.000 tài liệu chuyên khảo, 47.000 tài liệu giáo trình bản cứng trên nhiều ngôn ngữ khác nhau và 947 sách tham khảo riêng cho sinh viên. Trung tâm HL còn có các nguồn tài nguyên điện tử với hệ thống các kho tài liệu mở, cơ sở dữ liệu điện tử như: Proquest Central, Hinari, Agora , Ardi, cơ sở dữ liệu khoa học của cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, cơ sở dữ liệu của ngân hàng thế giới. Sinh viên và giảng viên có thể đến TTHL tra cứu tài liệu từ 7h30 đến 17h30 tất cả các ngày trong tuần, trừ chủ nhật.

Để xây dựng được tài nguyên đầy đủ như hôm nay, bám theo chương trình đào tạo, Khoa KHCN Tiên Tiến đã liên tục nâng cấp cập nhật thư viện nội bộ hằng năm từ nhiều nguồn khác nhau: sách mua từ ngân sách của chương trình; tạp chí khoa học quốc tế, kỷ yếu hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học, TI Contest, sách tặng của các cơ quan tổ chức, giáo trình do giảng viên cung cấp. Số đầu sách giáo trình học tập và tham khảo tại thư viện riêng được cập nhật thường niên từ đáp ứng 60% sách giáo trình cho chương trình đào tạo năm 2007 lên 95% sách giáo trình, 80% sách tham khảo năm 2008, và đạt 100% sách giáo trình năm 2014. Năm 2015, CTTT đã bước đầu nghiên cứu phát triển hệ thống mã vạch để quản lý tốt và hiệu quả hơn việc mượn trả sách của sinh viên, giảng viên.

CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM

Phòng thí nghiệm Điện tử Đại cương và Hệ thống nhúng (C115)

Phòng thí nghiệm Điện tử Đại cương và Hệ thống nhúng được đưa vào sử dụng từ năm 2011. Phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị đo, máy tạo nguồn, máy tạo xung, máy phân tích dạng sóng, … đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm của trường đối tác. Đến năm 2012, trong khuôn khổ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, phòng thí nghiệm được trang bị thêm 50 kit lập trình MSP430F4618, 50 kit lập trình Stellaris ARM Cortex-M3 và bản quyền công cụ lập trình Code Composer Studio v4.0.

Hiện nay phòng thí nghiệm có khả năng đáp ứng nhu cầu thực hành thí nghiệm của các môn học sau:

- Kỹ thuật điện cơ bản

- Lý thuyết mạch

- Mạch và Hệ thống số

- Thiết bị và mạch điện tử I

- Thiết bị và mạch điện tử II

- Hệ thống máy vi tính nhúng

Phòng thí nghiệm Viễn thông (C116)

Phòng thí nghiệm Viễn thông chính thức được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2011 trong chương trình Dự án mục tiêu 2011 của chính phủ.

Hiện nay phòng thí nghiệm có khả năng đáp ứng nhu cầu thực hành thí nghiệm của các môn học sau:

- Khai thác và sử dụng trang thiết bị hiện đại, máy móc chuyên dụng, dụng cụ đo lường chính xác và tiên tiến nhất trên thế giới nhằm từng bước đưa Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng có vị trí xứng đáng trên các diễn đàn khoa học trong và ngoài nước trong các lãnh vực công nghệ không dây 4G nói riêng và ngành Viễn thông nói chung.

- Phòng thí nghiệm ra đời nhằm phục vụ công tác giảng dạy đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học với mục tiêu nâng cao số lượng các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Ngoài ra, mục tiêu dài hạn của phòng thí nghiệm là xây dựng được nhiều hợp tác nghiên cứu với các hãng Viễn thông và các trường đại học tiên tiến nước ngoài.

Phòng thí nghiệm Vi điện tử & Thiết kế IC (C213)

Phòng thí nghiệm Vi điện tử & Thiết kế IC được Công ty Intel và Bộ giáo dục tài trợ, được đưa vào sử dụng từ năm 2006. Được trang bị 40 PC cấu hình cao, đáp ứng được yêu cầu các bài thực hành dành cho sinh viên cũng như nhu cầu nghiên cứu khoa học của giảng viên. Đến năm 2012, phòng thí nghiệm Máy tính được trang bị thêm công cụ thiết kế vi mạch tích hợp Virtuoso dưới sự tài trợ của công ty Cadence trong khuôn khổ dự án HEEAP (*).

Phòng thí nghiệm máy tính hiện nay có thể đáp ứng được nhu cầu thực hành thí nghiệm của các môn học sau:

- Mạch và Hệ thống số

- Hệ thống tuyến tính thời gian liên tục

- Hệ thống tuyến tính thời gian rời rạc

- Kỹ thuật lập trình I

- Kỹ thuật lập trình II

- Điện từ ứng dụng

- Thiết kế và kiến trúc máy tính

- Thiết kế IC số 1

- Thiết kế hệ thống máy tính

- Thiết kế và ứng dụng DSP

Phòng thí nghiệm Robotics (C217)

Phòng thí nghiệm Robotics là phòng thí nghiệm dành cho giảng viên và sinh viên thực hành, nghiên cứu, phát triển các loại Robot khác nhau. Phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị đo, máy tạo nguồn, máy phân tích dạng sóng, …và các mô hình Robot hiện đại.

Hiện nay phòng thí nghiệm có khả năng đáp ứng nhu cầu thực hành thí nghiệm của các môn học sau:

- Thiết kế Robot

- Mô hình Robot

- Robot thông minh

Phòng Sinh viên Nghiên cứu khoa học (C305)

Phòng Sinh viên Nghiên cứu khoa học đưa vào sử dụng năm 2012. Phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị đo, máy tạo nguồn, máy tạo xung, máy phân tích dạng sóng, … đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm của trường đối tác.

Bên cạnh phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, hiện nay phòng thí nghiệm có khả năng đáp ứng nhu cầu thực hành thí nghiệm của các môn học sau:

- Kỹ thuật điện cơ bản

- Lý thuyết mạch

- Mạch và Hệ thống số

- Thiết bị và mạch điện tử I

- Thiết bị và mạch điện tử II

- Hệ thống máy vi tính nhúng

Phòng thí nghiệm Vật lý và Quang học

- Thiết bị Quang học : Nguồn sáng, gương, thấu kính, kính ngắm, ống chuẩn trực, kính phân cực, tế bào quang điện, bộ lọc, kính tụ quang, khe sáng, quang trở, cách tử, lăng kính, lux kế, cảm biến đo cường độ ánh sáng, giao thoa kế Michelson, giác kế, quang phổ kế…

- Thiết bị Điện, Điện tử : Các dụng cụ đo điện và điện tử, các linh kiện điện và điện tử, bộ nguồn, biến trở, mạch từ, cuộn dây, nam châm, thiết bị thu phát sóng điện từ, bộ khuyếch đại thuật toán, bộ khuyếch đại công suất, osciloscope tương tự và số, máy phát tần số thấp, mạng bốn cực, thiết bị thí nghiệm điều khiển nhiệt độ, cảm biến các loại, cạt và phần mềm tiếp nhận và xử lý số liệu, camera mạng...

- Thiết bị về Cơ học : Con lắc đơn, con lắc xoắn, thí nghiệm về quang đàn hồi, về kéo, uốn, xoắn, đo biến dạng, đo lực.

- Thiết bị về Nhiệt học : Nhiệt lượng kế, nhiệt kế, thí nghiệm về đường đẳng nhiệt SF6…

 Phòng thí nghiệm Hoá học

Máy đo pH, máy đo độ dẫn, máy quang phổ, cân điện tử, máy khuấy từ, các dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh, pipet, cuvette, buret, thiết bị tinh chế nước cất, điện cực Platine, điện cực pH, phần mềm CRYSTAL II, SI SIMULIT, mô hình model phân tử, mô hình mạng kết tinh...

Phòng thí nghiệm Sản xuất tự động


Hình ảnh: Máy phay CNC


Hình ảnh: Máy tiện CNC


Hình ảnh: Máy đo ba chiều


Hình ảnh: Hệ thống Sản xuất tự động SAPHIR

Ngoài ra còn có các thiết bị chủ yếu khác như là:

- Hệ thống mạng cục bộ công nghiệp

- Bàn thí nghiệm lập trình PLC

- Cơ cấu chấp hành khí nén.

Một số hình ảnh của PTN Sản xuất tự động


CÁC THÔNG TIN KHÁC