DHBK

Bộ môn Thiết kế máy - Hệ thống công nghiệp

25/02/2019 16:40

 

Phòng C124, Khoa Cơ khí Giao thông, Khu C, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng

Bộ môn Thiết kế máy – Hệ  thống công nghiệp thuộc Khoa Cơ khí Giao thông được thành lập theo quyết định số 377/QĐ-ĐHBK vào ngày 10 tháng 4 năm 2018 và được phép đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp theo quyết định số 813/QĐ-ĐHĐN vào ngày 20 tháng 3 năm 2019.

Danh sách đội ngũ cán bộ viên chức  

STT

Hình ảnh

Họ và tên, Chức danh, Chức vụ

Thông tin liên hệ

Học phần đảm nhận

1

VŨ THỊ HẠNH
TS, Giảng viên
Trưởng Bộ môn Bộ môn Thiết kế máy - Hệ thống Công nghiệp

Điện thoại DĐ: 0905.084.137
Email: vthanh@dut.udn.vn

Truyền động cơ khí

Cơ sở thiết kế máy

Mô hình và mô phỏng

Kinh tế kỹ thuật 

Kiểm soát và quản lý chất lượng

2

LÊ CUNG
PGS. TS, Giảng viên cao cấp
Lý lịch khoa học

Điện thoại DĐ: 0905.124.879
Email: lcung@dut.udn.vn

Truyền động cơ khí

Cơ sở thiết kế máy

Nguyên lý máy

Cơ học máy

Thiết kế mặt bằng xưởng sản xuất

3

NGUYỄN CÔNG HÀNH
TS, Giảng viên
Giáo vụ khoa
Lý lịch khoa học

Điện thoại DĐ: 0935.251.579
Email: nchanh@dut.udn.vn

Kỹ thuật điều độ 

Mô hình và mô phỏng

Hệ thống sản xuất CIM, FMS

Thiết kế gia công nhờ máy tính

Đồ hoạ kỹ thuật

Vẽ kỹ thuật cơ khí

4

THÁI BÁ CHIẾN
TS, Giảng viên

Lý lịch khoa học

Điện thoại DĐ: 0986.616.682
Email: tbchien@dut.udn.vn

Vẽ kỹ thuật

Kỹ thuật Điện 

5

TÔN NỮ HUYỀN TRANG
ThS, Giảng viên

Điện thoại NR: 3646.663
Điện thoại DĐ: 0918.35.7468
Email: htrangm@yahoo.com

Hình họa

Vẽ kỹ thuật

Thống kê trong công nghiệp

Hệ thống sản xuất tinh gọn

Thiết kế sản phẩm công nghiệp

6

HUỲNH ĐỨC TRÍ
ThS, Giảng viên
Bí thư Liên chi đoàn

Lý lịch khoa học

Điện thoại DĐ: 0964.519.357
Email: hdtri@dut.udn.vn

Kỹ thuật Điện 

Ứng dụng CNTT trong công nghiệp

Thiết kế công việc và đo lường lao động

Kỹ thuật ra quyết định 

7

NGUYỄN NGỌC TÂN
TS, Giảng viên

Điện thoại DĐ: 0938.707.290
Email: nntan@dut.udn.vn

Vẽ Kỹ thuật

Định hướng phát triển

  •   Đào tạo:

+ Hoàn thiện và phát triển chương trình đào tạo Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Industrial Systems Engineering - ISE).

+ Đào tạo tích hợp hai hệ: Hệ Cử nhân (130TC) và hệ Kỹ sư (180TC).

+ Chuẩn bị xây dựng và đào tạo chương trình giảng dạy thạc sĩ Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Industrial Systems Engineering - ISE).

  •   Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

+ Thiết kế hệ thống sản xuất, dịch vụ; thiết kế kỹ thuật cơ khí.

+ Mô phỏng các hệ thống công nghiệp trong thực tế và trong nghiên cứu.

+ Tối ưu cải tiến hệ thống thực, ứng dụng kết quả vào thực tế sản xuất và dịch vụ.

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

       Đề tài nghiên cứu khoa học: Các giảng viên thuộc bộ môn Thiết kế máy – Hệ thống công nghiệp, khoa Cơ khí Giao thông đã và đang tham gia nhiều đề tài khoa học công nghệ các cấp, giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Tổng cộng số lượng đề tài các cấp đã thực hiện là 19 đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHĐN và đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. Hầu hết các đề tài có tính ứng dụng cao và được nghiệm thu đúng tiến độ. 

       Các bài báo, báo cáo khoa học: Cán giảng viên của bộ môn Thiết kế máy – Hệ thống công nghiệp đã công bố được 95 bài báo trên các Kỷ yếu hội nghị và Tạp chí khoa học (65 bài báo quốc tế trong đó có 10 bài báo trên tạp chí SCI, SCIE và ISI).

       Hướng dẫn sau đại học: các giảng viên đã và đang tham gia hướng dẫn 34 nghiên cứu sinh và sinh viên cao học thuộc các chuyên nghành liên quan.

       Sách và giáo trình: Ngoài ra, để quy chuẩn hóa các bài giảng và phục vụ đào tạo chuyên sâu, các giảng viên đã tham gia biên soạn 9 giáo trình và sách chuyên khảo thuộc chuyên ngành giảng dạy.

Một số định hướng nghiên cứu của Bộ môn

  • Thiết kế mô hình hoạt động của một nhà máy thông minh:

+ Thiết kế, mô phỏng, tối ưu các dây chuyền sản xuất thực tế

+ Mô phỏng hoạt động nhà máy quy mô vừa và lớn: logistic, thao tác sản xuất.

+ Mô phỏng và phân vùng các khu vực sản xuất: Khu vực làm việc robot, không gian thao tác của công nhân.

.

  • Cung cấp các giải pháp nhằm đáp ứng khả năng quản lý dữ liệu vòng đời sản phẩm trong nhà máy:

+ Nghiên cứu để đưa ra các giải pháp quản lý và sản xuất phù hợp, khi xử lý các thông tin thay đổi trong quá trình phát triển, cải tiến sản phẩm.   

+ Đồng bộ hóa giữa kế hoạch và thực tiễn sản xuất.

+ Triển khai thông tin liên quan đến thiết kế, quản lý, sản xuất của sản phẩm đến các nhóm phát triển tức thì.

  • Phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất:

+ Nghiên cứu phương pháp và áp công cụ quản lý kế hoạch sản xuất đưa ra các giải pháp ứng phó trong quá trình sản xuất để đảm bảo chuỗi dây chuyền hoạt động đồng bộ hiệu quả.

+ Lên kế hoạch đồng thời, quản lý các ràng buộc, đưa ra phương án tối ưu hóa quy trình sản xuất phù hợp thực tế.

+ Dự báo nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với quá trình sản xuất và đưa ra các khuyến nghị phù hợp với các hệ thống quản lý doanh nghiệp cụ thể để ngăn ngừa.

  • Thiết kế môi trường làm việc theo hướng thiết kế tích hợp, đồng thời đa ngành, đa lĩnh vực:

+ Nghiên cứu các môi trường làm việc từ xa, đồng bộ và độc lập.

+ Nghiên cứu các nền tảng làm việc phù hợp với nhiều lĩnh vực và đa ngành.

+ Thiết kế nền tảng làm việc kéo gần khoảng cách và giảm thiểu các di chuyển giữa người tham gia.

   

 


CÁC THÔNG TIN KHÁC